Chặn dòng chảy, huy động 2 máy xúc để vớt vật lạ dài 60m: Chuyên gia xác định vàng bạc không là gì so với thứ này
Đây có thể xem như một loại tài nguyên hiếm không thể tái tạo được, báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
- 16-07-202468 gia đình phát hiện nhà của mình bán lúc nào không hay biết: Cảnh sát vào cuộc truy quét 52 đối tượng có chiêu thức tinh vi
- 15-07-2024Cả công trường dừng thi công khẩn cấp vì máy xúc đào trúng cây gỗ dài 20m: Cảnh sát phong tỏa hiện trường, chuyên gia khẳng định đó là "báu vật" có giá trị gần 70 tỷ đồng
- 01-07-2024Người đàn ông "khoe" đào được cây gỗ dài gần 14m "cứng như đá" còn tỏa mùi thơm: Cảnh sát lập tức đến phong tỏa hiện trường
Tiểu Lương là một nông dân đến từ vùng nông thôn thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Để nuôi sống gia đình, anh thường làm các công việc đồng áng. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp vợ chồng anh có được cơm ăn áo mặc hàng ngày.
Nhằm cải thiện tình hình tài chính của gia đình khi các con ngày một lớn dần, Tiểu Lương thường đi câu cá ở khúc sông gần đó để mang ra chợ bán. Anh cho biết cá ở khúc sông này rất to. Chỉ cần câu được đầy giỏ, anh lại có thêm 1 khoản tích góp để cuối tháng đóng tiền học cho con.
Hôm đó (tháng 8/2023),sau khi hoàn thành công việc đồng áng, anh lại vác cần đi câu như mọi ngày. Tuy nhiên, vẫn ở đoạn sông đó, anh không những không câu được con cá nào mà tần suất mắc câu cũng giảm đi nhiều.
Chán nản, anh đi ngược về phía thượng nguồn sông để xem có thay đổi tình hình. Đi được khoảng 500m, anh bất ngờ nhìn thấy có một vật thể màu đen trồi lên ở ngay mép sông. Vì tò mò, anh tiến đến gần và thử chạm. “Nó rất cứng và có bề mặt nhẵn như đá. Tôi cố kéo nó lên bờ để xem đây là thứ gì nhưng không thể dịch chuyển dù chỉ 1 ly”, Tiểu Lương kể lại.
Không biết đây là thứ gì, anh trở về nhà và gọi 1 vài người họ hàng đến giúp sức. Tuy nhiên, tất cả đều bất lực. Một số người trong nhóm phán đoán đây là 1 khúc gỗ quý. Song mọi người cho rằng gỗ ngâm dưới nước sẽ bị mục nát chứ không thể cứng như vậy được.
Không suy nghĩ nhiều, Tiểu Lương liên hệ với chính quyền địa phương về việc phát hiện vật thể lạ. Ngay khi đội chuyên gia có mặt, đồng thời, cảnh sát cũng đến để tiến thành phong tỏa khu vực.
Theo đó, chính quyền đã phải dùng phương án thuê 30 người ngăn chặn dòng nước chính, mở dòng chảy phụ để hỗ trợ việc trục vớt. 2 xe múc và 1 xe tải cũng được huy động để tập trung kéo vật thể này lên. Song công tác này gặp rất nhiều khó khăn do nó nằm sâu dưới lòng sông, bị kẹt trong lớp đất dày và các khối đá lớn. Phải sau 3 ngày, vật thể khổng lồ này mới được đưa lên.
1 ngày sau đó, đội ngũ chuyên gia tiến hành đo đạc và thẩm định. Họ xác định đây là gỗ âm trầm có chiều dài lên đến 60m, đường kính khoảng 2m. Phát hiện này khiến mọi người vô cùng thích thú vì đây là một bảo vật có giá trị hơn vàng bạc, đá quý.
Theo đó, gỗ âm trầm hay còn gọi là gỗ cổ trầm. Loại gỗ này hình thành do thiên tai xảy ra khiến cây rừng cổ thụ bị chôn vùi dưới đáy sông. Trong môi trường thiếu oxy, áp suất cao, axit yếu và vi sinh vật bị cacbon hóa trong hàng ngàn năm, khúc gỗ dần dần trở thành một "xác ướp" thực vật.
Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, khúc gỗ bị biến đổi về cấu trúc và tính chất vật lý, trở nên rắn chắc và nhẵn mịn. Màu đen từ quá trình cacbon hóa và tích tụ khoáng chất vô tình tạo các vân gỗ có đường nét tinh tế.
Bên cạnh đó, loại gỗ này còn là vật liệu lý tưởng để làm các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất bởi có khả năng chống mục nát, độ bền cao, không sâu bọ nào có thể đục khoét được. Hơn nữa, trong quan niệm của người Trung Quốc, gỗ âm trầm còn mang ý nghĩa phong thủy.
Nhờ có những điểm nổi trội trên, giá của gỗ âm trầm không hề rẻ, dao động hàng trăm nghìn NDT cho mỗi m3. Tuổi càng cao, giá lại càng đắt.
Để tránh gỗ âm trầm bị sử dụng sai mục đích, cơ quan chức năng đề xuất Tiểu Lương nên giao nộp lại khúc gỗ này lại cho nhà nước. Không chút lăn tăn, người đàn ông chấp thuận với đề xuất này. Để biểu dương cho việc làm này, chính quyền địa phương đã trao tặng phần thưởng và giấy khen cho người đàn ông này nhờ sự đóng góp của anh trong việc tìm và phát hiện những báu vật quốc gia.
Tại Trung Quốc, không hiếm trường hợp người dân phát hiện được những khúc gỗ khổng lồ có giá trị lớn. Hồi năm 2017, tại công trường ở quận Kim Thủy, Hà Nam, Trung Quốc, khi đang làm việc, các công nhân cũng bất ngờ đào được một cây gỗ có độ dài 20m, đường kính hơn 1 người trưởng thành lại có mùi thơm. Theo như xác định của các chuyên gia, đây là gỗ âm trầm khoảng 1.000 năm tuổi.
Trước đó, khoảng tháng 3/2016, người đàn ông họ Cao ở Chi Giang, Hồ Bắc, Trung Quốc cũng trục vớt được cây gỗ mun có độ dài khoảng khoảng 25m, đường kính lên đến 1,5m.
Sau khi tìm thấy những khúc gỗ quý, tất cả những cá nhân này đều trao lại cho chính quyền để phục vụ cho công tác nghiên cứu.