Chán phố thị, tăng ca 22h đêm không hết việc, 6 thanh niên bỏ việc lương cao lên núi dựng "biệt phủ": Sống thong thả, có lao động không lo thiếu tiền
Không ít người mong ước rời xa sự ồn ào của thành thị, cảm nhận không khí trong lành và nắng ấm của núi rừng, thong thả nhâm nhi tách trà ngắm nhìn cảnh đẹp núi rừng. Đó mới thật sự là một cuộc sống tuyệt vời.
- 28-02-2024Nhiều nữ chuyên viên cấp cao lương cả tỷ đồng/năm bỏ việc để khởi nghiệp: Doanh thu bùng nổ, phát triển đa kỹ năng, có người lọt cả Forbes
- 27-02-2024Nghịch lý: Thu nhập tới 40-50 triệu/tháng vẫn phải bỏ việc vì không có giây nào để… tiêu tiền
- 19-02-2024Hoàng tử cải lương một thời sang Mỹ: Làm 2 tiếng đồng hồ chóng mặt phải bỏ việc
Rời xa sự ồn ào của thành thị, cảm nhận không khí trong lành và nắng ấm của núi rừng, thong thả nhâm nhi tách trà ngắm nhìn cảnh đẹp núi rừng, mọi chuyện xô bồ ngoài kia chẳng liên quan gì đến mình, đó mới thật sự là một cuộc sống tuyệt vời. Tuy nhiên, do áp lực của cuộc sống, hầu hết mọi người đều phải lo cơm áo gạo tiền, không dám trì hoãn công việc một giây phút nào, vì sợ không trả được khoản vay mua nhà, tiền mua ô tô chứ đừng nói đến chuyện trở về với núi rừng để tận hưởng cuộc sống.
Tuy nhiên, tại làng Bắc Phong Sơn ở Phúc Châu, kể từ năm 2015, một số thanh niên đã từ bỏ công việc lương cao ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu và các thành phố khác, từ bỏ sự tiện lợi của cuộc sống thành thị, thậm chí là cuộc sống của con cái, đến đây để bắt đầu cuộc sống ẩn dật.
Từ bỏ công việc lương cao để tận hưởng cuộc sống
Sau khi tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật, Văn Văn bắt đầu làm nhà thiết kế ở Bắc Kinh, cô thường phải làm thêm giờ đến sau 10 giờ tối, cuộc sống hằng ngày chỉ xoay quanh nhà và nơi làm việc. Cuộc sống như vậy tuy không lo cơm ăn áo mặc nhưng lại phải chịu áp lực rất lớn, phải làm việc nhiều, không thể tận hưởng cuộc sống, khó tránh khỏi đôi khi con người cảm thấy cô đơn.
Cuối năm 2020, nghĩ rằng mình còn rất trẻ, Văn Văn quyết định làm điều gì đó mình thích, thế là đầu năm sau, anh nghỉ việc, dọn sạch căn nhà thuê và mang theo con mèo của mình đến sống cùng đôi bạn đang sống trên núi tên là Lôi Ngọc và Quần Sinh.
Ngôi nhà họ ở cùng nhau là một ngôi nhà dân cư điển hình ở Phúc Châu, được xây dựng từ rất lâu rồi, vì không có nhiều tiền tiết kiệm nên chủ nhà đã cho phép hai người miễn tiền thuê nhà với chi phí sửa nhà. Ngôi nhà nhìn chung khá thoáng, trong sân trồng rất nhiều hoa cỏ, mỗi khi có ánh nắng chiếu qua, họ thường ngồi trên ghế phơi nắng.
Khi đang sửa sang, Lôi Ngọc và Quần Sinh vô tình phát hiện trên một bức tường có những viên đá lốm đốm, viên lớn ở phía dưới và viên nhỏ ở phía trên, tạo nên vẻ thẩm mỹ độc đáo, bọn họ đã tận dụng nơi này làm phòng trà.
Bên trong có bàn gỗ và trang trí theo phong cách địa phương, khi đi làm mệt mỏi, bọn họ cùng bạn bè đến đây chậm rãi uống một tách trà, cảm nhận hơi ấm của nắng và trải nghiệm khung cảnh cổ kính, tìm kiếm cảm giác thoải mái và nhàn nhã. Một số căn phòng khác cũng được cải tạo thành studio, phòng ngủ… Tất cả đều có phong cách độc đáo, qua cửa sổ có thể nhìn thấy khung cảnh tuyệt đẹp của núi non, cạnh sân cũng có một khu vườn nhỏ, đều do họ từ từ cùng nhau dựng nên.
Mỗi buổi sáng, ai cũng cảm nhận được ánh nắng ban mai xuyên qua khe gỗ chiếu vào nhà, rồi thức dậy, tắm rửa, uống trà và mọi người bắt đầu cuộc sống, công việc của mình. Văn Văn có một studio còn Lôi Ngọc và Quần Sinh thì mở phòng vẽ tranh, thu nhập không mấy dư dả nhưng may là chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn thành phố nhiều nên bọn họ không cần quá lo lắng. Cả 3 tận hưởng cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thư giãn đầu óc, vui chơi cùng thú cưng và bạn bè, giản dị nhưng hạnh phúc.
Cuộc sống đơn giản nơi vùng núi
Một trong những người bạn mà Văn Văn quen biết khi sống trên núi là Gia Khải. Khi còn ở thành phố, Gia Khải làm đồ gốm và một số đồ thủ công khác, nhưng vì vấn đề di dời đất đai nên anh và gia đình đã chuyển cửa hàng của mình lên núi.
Một trong những lý do để anh đưa ra quyết định này là vì ở vùng núi này rất yên bình, chỉ cần nhắm mắt lại là cảm hứng sẽ tuôn trào, không cần phải bận tâm những chuyện khác. Ngoài ra còn có thể tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu thô, ví dụ như đất và củi đốt khi làm gốm có thể kiếm từ trên núi.
Sân sau của gia đình Gia Khải rất rộng, họ trồng cà rốt, dưa chuột và nuôi thỏ, mẹ anh cũng giỏi nấu ăn và thường xuyên chiêu đãi bạn bè của Gia Khải. Thỉnh thoảng anh cũng làm nồi, chảo và một số vật dụng hàng ngày khác tặng cho bạn bè của mình. Rất nhiều đồ gia dụng mà Lôi Ngọc và Văn Văn đang dùng là do Gia Khải làm.
Cùng ở trên ngọn núi này còn có hai vợ chồng Hà Hài và Kiếm Bân, bọn họ từng sống ở Hàng Châu một năm rồi mới chuyển đến đây. Lúc mới bắt đầu cuộc sống trên núi Hà Hài cảm thấy hơi lạ lẫm, tuy được gần gũi với thiên nhiên nhưng vẻ hoang sơ của núi rừng, những loại động vật như rắn, sóc, lợn rừng khiến Hà Hài hơi sợ hãi. Nhưng dần dần thì gia đình họ cũng đã quen với điều đó.
Một cuộc sống hạnh phúc bên nhau
Mọi người ở đây tuy làm những công việc khác nhau nhưng họ vẫn thường xuyên học tập và giao lưu với nhau, hoặc thường xuyên ở lại ăn tối hoặc lên núi chơi cùng nhau. Họ đã quen với nơi này, tìm một chỗ thoáng đãng, lấy trà đã pha sẵn ra, pha một tách, nhấp một ngụm trà và cảm nhận sự yên bình giữa núi rừng. Thỉnh thoảng bọn họ sẽ tụ tập lại, bật đèn ngoài sân, đốt củi trong lò rồi bỏ vài củ khoai lang bọc giấy thiếc vào trong, sau đó vừa tận hưởng món khoai lang nướng vừa trò chuyện.
Khi nói về vấn đề cuộc sống của con cái, Gia Khải nói rằng trẻ em cần được cảm nhận không gian để lớn lên. Vợ chồng Hà Hài cũng vậy, họ cũng mong con cái có thể vui chơi trên núi, không chỉ được tiếp xúc với thiên nhiên, tập thể dục mà còn nuôi dưỡng ước muốn khám phá của con cái.
Sống trên núi giống như một cuộc sống "không tưởng", tuy ở xa thành phố nhưng họ không xa rời xã hội, họ vẫn lao động và sản xuất, vẫn tạo ra giá trị cho riêng mình. Họ dám tránh xa sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố để lên núi, chọn theo đuổi cuộc sống mình mong muốn và tận hưởng nó.