MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Chấp nhận rủi ro để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo'

'Chấp nhận rủi ro để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo'

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ nêu rõ, thời gian tới sẽ chú trọng xây dựng thể chế vượt trội, chấp nhận rủi ro để khuyến khích phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Để đạt mục tiêu, mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và lao động sẽ không còn phù hợp

Trình bày tham luận tại Đại hội Đảng XIII sáng 28/1, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt chỉ rõ tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc thay đổi mô hình tăng trưởng.

Chấp nhận rủi ro để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh 1.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt. Ảnh: Trọng Hải.

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Như vậy, việc tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng dựa vào vốn và lao động như trước đây sẽ không còn phù hợp bởi mô hình này còn rất ít dư địa, có xu hướng chững lại và có nguy cơ đưa nước ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các quốc gia trên thế giới.

Theo đó, ông Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, trong giai đoạn tới, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã trở thành một trong những xu hướng phát triển của thời đại, Việt Nam cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện nay sang mô hình dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tọa, từ đó mới có thể nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tập trung xây dựng thể chế vượt trội, chấp nhận rủi ro trong hoạt động KH&CN

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu rõ, ngành KH&CN sẽ tập trung làm tốt các công việc sau:

Thứ nhất, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để KH&CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăngtrưởng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trườngđại học là chủ thể nghiên cứu mạnh.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội và chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cần có nỗ lực toàn diện và đồng bộ để tháo gỡ các rào cản trong hệ thống luật pháp và chính sách để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các rào cản, vướng mắc từ các cơ chế, chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại; tăng cường nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhất là từ doanh nghiệp.

Thứ ba, đặc biệt chú trọng phát triển khoa học xã hội và nhân văn; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước; tiếp tục đầu tư để phát triển, hiện đại hoá hạ tầng và tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; tập trung phát triển công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng lần thứ tư có khả năng ứng dụng cao.

Thứ năm, thực hiện tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ KH&CN gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng; đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát huy thế mạnh của Việt Nam và huy động tối đa nguồn lực quốc tế.

Thứ sáu, chủ động, tích cực phối hợp để phát huy vai trò quan trọng của các ngành, các cấp, các địa phương trong việc thúc đẩy ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp vào phát triển KT-XH ở các ngành các cấp, các địa phương.

Hà Trần

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên