Châu Âu tăng nhập khẩu loại khoáng sản này của Việt Nam để bù đắp nguồn cung từ Nga - Xuất khẩu sang một quốc gia EU bất ngờ tăng vọt gần 900%
Trong 4 tháng đầu năm, Hà Lan đã nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam tăng gần 900% so với cùng kỳ năm 2022.
- 16-05-2023Không còn gà rán Mc Donald’s, cà phê Starbucks, người Nga chuộng mặt hàng này từ xứ kim chi, các công ty thu về hàng chục triệu USD nhờ bám trụ thị trường “béo bở” này
- 16-05-2023Quốc gia làm nên lịch sử ngành xe điện: Xây gần 3.000 km đường cao tốc điện, ô tô vừa đi vừa được sạc trên đường
- 15-05-2023Nga tăng cường xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam, nhập khẩu tăng mạnh hơn 1.600% trong tháng 3 dù giá tăng gần 20 lần
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hà Lan đạt 3,15 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính riêng trong tháng 4/2023, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này đạt 796 triệu USD, giảm 9,6% so với tháng 3/2023 và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
Xét chung trong 4 tháng đầu năm, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử với 22,4% tỷ trọng xuất khẩu (tương ứng với 707,7 triệu USD). Tiếp đến là nhóm máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng với 20,6% (tương ứng với 650,1 triệu USD) và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với 13,7% tỷ trọng (tương đương 433,3 triệu USD).
Đáng chú ý, xuất khẩu loại khoáng sản này của Việt Nam sang Hà Lan đã tăng vọt kể từ đầu năm 2023 đến nay. Cụ thể, xuất khẩu than vào thị trường này trong 4 tháng đạt 250.945 USD, tăng 872,47% so với cùng kỳ năm 2022. Tính riêng trong tháng 4, xuất khẩu than sang Hà Lan đạt 79.576 USD, tăng 128,21% so với tháng 3/2023.
Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt hơn 10,4 tỷ USD, tăng 35,7% so với năm trước. Riêng xuất khẩu than đá đạt 4,04 triệu USD, tăng 232,84% so với năm 2021. Hà Lan được coi là cửa ngõ để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào EU bởi đây là nơi giao thương nhộn nhịp của châu Âu và cả thế giới.
Theo số liệu từ Bloomberg, gần 70% lượng than đá nhập khẩu để sản xuất điện của Liên minh châu Âu là đến từ Nga. Chính vì vậy lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga của EU đã gây ảnh hưởng nặng nề cho 27 quốc gia thành viên, do đó phải tăng cường nhập khẩu than đá từ các nguồn cung khác dẫn đến nhập khẩu từ Việt Nam cũng tăng theo.
Theo báo cáo nghiên cứu năng lượng Statistical Review of World Energy năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách Kinh tế Năng lượng (Anh), tổng trữ lượng than trên thế giới tính đến cuối năm 2021 là 1.074 tỷ tấn. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực châu Á (459,75 tỷ tấn), Bắc Mỹ (256,73 tỷ tấn), cộng đồng các quốc gia độc lập CIS (190,65 tỷ tấn) và châu Âu (137,24 tỷ tấn).
5 quốc gia có trữ lượng than có thể khai thác lớn nhất trên thế giới bao gồm Mỹ (248,94 tỷ tấn), Nga (162,17 tỷ tấn), Úc (150,23 tỷ tấn), Trung Quốc (143,15 tỷ tấn) và Ấn Độ (111,05 tỷ tấn). Các nước này chiếm 75,94% tổng trữ lượng than toàn thế giới. Cùng với đó, 3 quốc gia có trữ lượng than có thể khai thác lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á gồm Indonesia (34,87 tỷ tấn), Việt Nam (3,36 tỷ tấn) và Thái Lan (1,06 tỷ tấn).
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (90% trữ lượng than cả nước). Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- "Cá tỷ đô" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực mê vì vừa rẻ vừa ngon: thu về 1,7 tỷ USD, sản lượng dẫn đầu thế giới
- Từng có thời huy hoàng, nay láng giềng tăng nhập khẩu 1 sản vật của Việt Nam
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mặt hàng gì mà "hot" đến vậy?
- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua