Chảy máu cam không chỉ cảnh báo mũi tổn thương mà còn liên quan đến 3 bệnh nguy hiểm này: Nhớ sơ cứu đúng cách để tránh biến chứng, hóa ra trước giờ chúng ta vẫn làm sai
Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi là hiện tượng khá phổ biến mà hầu như ai cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Dù triệu chứng này thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và có thể xử lý tại chỗ, song cũng có nhiều trường hợp chảy máu cam là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra.
- 08-01-2022Não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất trong 2 năm đầu đời: Cho con ăn 6 thực phẩm đúng cách, bé sẽ giỏi giang trong tương lai!
- 07-01-2022Mất ngủ vì bệnh tiểu đường: Bác sĩ viện ĐH Y Hà Nội chỉ ra 3 thói quen "vàng" giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn, người khỏe mạnh cũng nên lưu ý để cải thiện chất lượng giấc ngủ
- 07-01-20223 loại rau quả là "bể chứa" axit oxalic, càng ăn càng tăng nguy cơ mắc sỏi thận: Không may đó đều là món ngon ai cũng yêu thích
Chảy máu cam là tình trạng có máu chảy ra từ một hoặc hai bên mũi (đa số là một bên) do sự vỡ các mạch máu trong mũi, tình trạng này thường xảy ra đột ngột và khó xác định nguyên nhân.
Thông thường, những người bị lệch vách ngăn mũi hay bị viêm mũi dị ứng dễ bị chảy máu cam hơn do các tác nhân như khô hốc mũi do thời tiết, ngoáy mũi mạnh tay, bị chấn thương vùng mũi, xì mũi liên tục với cường độ mạnh hoặc do thiếu vitamin C, K. Những người nhạy cảm ở bộ phận này cũng có thể bị chảy máu cam khi rửa mặt.
Những người bị lệch vách ngăn mũi hay bị viêm mũi dị ứng dễ bị chảy máu cam hơn.( Ảnh:Internet)
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, hiện tượng chảy máu cam bất thường còn liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác dưới đây:
1. Cao huyết áp
Trường hợp thường gặp nhất là chảy máu cam do tăng huyết áp, liên quan đến xơ vữa động mạch ở người trung niên và cao tuổi. Những trường hợp này thường có các triệu chứng như chóng mặt, chướng bụng, nhức đầu, hồi hộp vô cớ, chóng mặt, hoa mắt.
Huyết áp cao gây chảy máu cam thường xảy ra vào sáng sớm hoặc sau các hoạt động. Do vị trí chảy máu là ở đường mũi sau, cộng với huyết áp cao và tính đàn hồi của mạch máu kém nên máu chảy nhiều hơn.
Khi huyết áp trong cơ thể tăng đột ngột sẽ gây vỡ mạch máu ở mũi và chảy máu cam. Vừa bị huyết áp cao vừa bị xơ cứng động mạch thì tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn với nhiều máu cam hơn.
2. Khí phế thũng hoặc viêm phế quản mãn tính
Ho, thở khò khè, chảy máu cam đột ngột kèm theo sốt và nhiễm trùng có thể là dấu hiệu của khí phế thũng hoặc viêm phế quản mãn tính. Vì khi có bệnh ở phổi, máu không về được tim hoặc lượng máu về tim giảm, làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu cam.
Biểu hiện của u xơ lành tính là chảy máu cam, da dẻ người bệnh xanh xao, thể trạng yếu, mờ mắt.(Nguồn:Internet)
3. U xơ lành tính
Biểu hiện của u xơ lành tính là chảy máu cam, da dẻ người bệnh xanh xao, thể trạng yếu, mờ mắt.
U xơ lành tính trong trường hợp này có thể là u xơ vòm mũi, vòm họng hoặc các khối u xâm lấn dây thần kinh vận nhãn. Nguyên nhân là do bị viêm xoang hoặc các chấn thương ở vùng mũi khiến các mạch máu dễ bị vỡ, chỉ cần động tác ngoáy mũi hoặc hắt hơi cũng có thể gây chảy máu cam.
Nếu không được điều trị kịp thời, khối u sẽ phát triển nhanh và xâm lấn sang một số dây thần kinh, kéo theo các hệ lụy về mắt như mờ mắt hoặc mù lòa.
4. U xơ ác tính
Chảy máu cam lâu ngày kèm theo dị vật tắc nghẽn gây nặng mũi, làm giảm khứu giác, thậm chí nhức đầu, răng lung lay, tê buốt, khó mở thì có thể là dấu hiệu của u xơ ác tính mà điển hình là căn bệnh ung thư vòm họng. Triệu chứng kèm theo là bị lở loét và viêm nhiễm vòm họng.
Với trường hợp hiếm và nguy hiểm hơn, người bệnh chảy máu cam nhiều là do ung thư sàng hàm gây ra với thời gian sống ít hơn ung thư vòm họng 5 năm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể dễ dàng dẫn đến vỡ các mạch máu lớn khiến bệnh tình càng nặng hơn.
Chảy máu cam lâu ngày kèm theo dị vật tắc nghẽn gây nặng mũi, làm giảm khứu giác, thậm chí nhức đầu, răng lung lay, tê buốt, khó mở thì có thể là dấu hiệu của u xơ ác tính. (Ảnh:Internet)
5. Sốt truyền nhiễm cấp tính
Các bệnh sốt truyền nhiễm như sởi, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt tinh hồng nhiệt cũng đều liên quan đến chảy máu cam. Nguyên nhân là khi bị sốt, niêm mạc mũi bị khô rát, các mạch máu bị tổn thương dễ gây chảy máu.
Ngoài ra, các bệnh lý nặng về gan như xơ gan, xơ gan cổ trướng hay viêm gan nặng khiến chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến quá trình đông máu trong cơ thể và gây xuất huyết.
Sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam
Đối với những trường hợp chảy máu cam, phản ứng đầu tiên của nhiều người sẽ là ngửa cổ ra đằng sau và nhìn lên. Tuy nhiên hành động này lại phản khoa học vì khi ngẩng đầu, máu có thể bị hút vào phổi do vừa thở vừa nuốt, dễ gây viêm phổi. Thay vào đó, có thể áp dụng những cách sơ cứu sau:
1. Shiatsu cầm máu (shiatsu trong tiếng Nhật nghĩa là ấn bằng ngón tay): Dùng tay giữ cánh mũi, hơi cúi đầu và dùng lực ấn vào nơi chảy máu để ngăn máu chảy ra. Chỉ cần ấn từ 3 đến 5 phút là có thể cầm máu.
2. Chườm đá: Dùng túi đá để chườm vào hốc mũi là một cách để làm đông và giảm tốc độ chảy máu. Quá trình này thường sẽ mất từ 5 đến 10 phút.
Cách sơ cứu đúng khi bị chảy máu cam (Ảnh:Internet)
3. Cầm máu bằng bông: Phương pháp này thường do bác sĩ chuyên khoa thực hiện bằng cách dùng bông vô trùng chặn ở vùng khoang mũi để ngăn máu chảy. Không nên dùng khăn giấy hay vải.
Ngoài ra, nếu bạn có mũi nhạy cảm và dễ chảy máu cam trong thời tiết hanh khô, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, dầu mè hoặc dầu oliu. Bằng cách dùng tăm bông nhúng vào tinh dầu, nhỏ từ 3 đến 5 giọt vào hốc mũi, ngẩng cao đầu và xoa nhẹ cánh mũi để bôi trơn sẽ hạn chế được việc bị khô mũi và chảy máu cam.
Với trường hợp chảy máu cam với số lượng nhiều, chảy liên tục và không có dấu hiệu dừng lại có thể dẫn đến sốc xuất huyết, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do vỡ động mạch. Lúc này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và điều trị vì rất nguy hiểm đến tính mạng.
(Nguồn: Tổng hợp)
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"