Chỉ có 3% cơ hội nhưng vị bác sĩ này đã sống chung với ung thư gan hơn 15 năm: Hé lộ 4 nguyên tắc để tránh xa “án tử”
Từng mắc ung thư nhưng bác sĩ Từ hiện 81 tuổi vẫn đang sống khỏe mạnh và làm việc mỗi ngày. Ông cho biết bất cứ ai cũng nên thử 4 thói quen này để chiến thắng bệnh tật.
- 18-11-20215 thói quen trường thọ khi thức dậy buổi sáng chỉ những ai tuổi thọ cao mới có, nếu thường xuyên thực hiện thì đến già cũng chẳng sợ bệnh
- 18-11-2021Bộ phận của lợn bị nhiều người vứt thẳng tay nhưng có công dụng bất ngờ
- 18-11-2021Uống trà hay cà phê vào buổi sáng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ nhưng uống bao nhiêu là đủ?
Ung thư - căn bệnh quái ác đe dọa mạng sống của biết bao sinh mệnh. Tuy nhiên trong cuộc sống, vẫn có những anh hùng không chịu đầu hàng số phận. Bác sĩ Từ Khắc Thành - cựu trưởng khoa của Bệnh viện Ung thư Phục Đại Quảng Châu là một ví dụ điển hình cho hành trình chống chọi với bệnh ung thư trong suốt 15 năm.
Bác sĩ được chuẩn đoán mắc ung thư gan vào năm 2006. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ông là dưới 3%. Nhưng tới nay đã gần 15 năm, ông vẫn khỏe mạnh. Vậy người bác sĩ ấy đã chiến đấu thành công với bệnh ung thư như thế nào?
Ông là một bác sĩ khoa Ung thư nên có thể hiểu rõ sự nguy hiểm của căn bệnh hơn bất cứ ai. Ung thư biểu tế bào mô gan chiếm 90% các trường hợp ung thư gan nguyên phát và là một trong ba nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Khi đó, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư biểu mô tế bào gan chỉ là 3%, và 97% bệnh nhân không vượt qua được.
Ngay cả hiện nay, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư biểu mô tế bào gan vẫn rất thấp.
May mắn thay, bác sĩ Từ Khắc Thành đã kiên quyết chiến đấu với căn bệnh quái ác đến cùng. Sau 5 lần phẫu thuật, khối u của ông đã được cắt bỏ thành công, và ung thư gan đã không tái phát trong 15 năm.
4 nguyên tắc giúp chống lại bệnh ung thư, ai cũng có thể học được
Cũng được điều trị như bao bệnh nhân ung thư khác, nhưng thành công của bác sĩ Từ trong việc chống lại bệnh ung thư phụ thuộc vào 4 bí quyết. Những bí quyết này thường được ông chia sẻ cho những bệnh nhân ung thư khác, ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể vận dụng để phòng tránh ung thư.
1. Giữ thái độ lạc quan
Ban đầu, hầu hết mọi người cần có thời gian để làm quen với thực tế rằng họ bị mắc bệnh ung thư. Họ cần thời gian để suy nghĩ về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống và tìm sự hỗ trợ từ những người thân quen. Đối với nhiều người, đây thực sự là một thời điểm khó khăn. Những cảm xúc như bất an, sợ hãi và tuyệt vọng là rất bình thường. Những cảm xúc này nhiều khi làm người bệnh mệt mỏi và suy sụp.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
Tâm lý tốt hay xấu đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị ung thư. Bác sĩ Từ Khắc Thành cũng đã vô cùng lo sợ trong khoảng thời gian đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Lần đầu tiên nằm trên bàn phẫu thuật, ông luôn mường tượng ra cảnh mình không may qua đời và những người thân đau đớn ra sao trong tang lễ của mình. Nhưng sau đó, bác sĩ Từ dần lấy lại tâm lý, trở nên năng động, vui vẻ hơn và thoát khỏi nỗi sợ hãi về căn bệnh ung thư.
Đại đa số bệnh nhân ung thư sẽ gặp vấn đề về tâm lý. Nhưng việc mắc bệnh là điều không thể thay đổi nên ta cần chấp nhận, sẵn sàng điều trị với thái độ tích cực, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh. Nhờ vậy, tình trạng tâm lý chắc chắn được cải thiện rõ rệt, sức khỏe cũng sẽ dần tốt hơn.
2. Không ăn uống hà khắc
Người mắc ung thư có phải kiêng ăn gì không? Vấn đề này được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc. Nếu người bệnh mắc chứng thừa cân thì tất nhiên phải giảm ăn thức ăn nhiều chất béo. Nhưng đối với những bệnh nhân ung thư không có vấn đề sức khỏe nào khác, việc áp đặt một chế độ ăn uống hà khắc là không nên.
Bất cứ khi nào bác sĩ Từ Khắc Thành gặp câu hỏi của bệnh nhân về những thức ăn phải kiêng khem, ông thường trả lời: “Nguyên tắc của tôi là ăn mọi thứ, với lượng vừa đủ”.
Dù trải qua bất cứ ca phẫu thuật nào thì người bệnh cũng cần dùng đến nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể phục hồi. Kiêng ăn một cách mù quáng dẫn đến thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ ngày càng yếu đi, tình trạng bệnh sẽ còn tồi tệ hơn. Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ là vô cùng quan trọng trong việc điều trị ung thư.
3. Ăn nhiều rau củ
Mọi người đều biết rau củ quả tươi rất giàu vitamin giúp nâng cao khả năng miễn dịch của con người. Ngoài ra hầu hết các loại trái cây, rau củ và thịt bò cũng chứa một lượng nhỏ chất “WLnad”. Theo nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa, chất này có tác dụng phòng chống xơ gan và giảm khả năng mắc bệnh ung thư gan.
Trung tâm Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha cũng chứng minh tác dụng của nó trong việc đẩy lùi ung thư giai đoạn đầu. Mặc dù chất này không quá nhiều trong dinh dưỡng bữa ăn nhưng chúng có tác dụng không ngờ. Bởi vậy mọi người cần bổ sung nhiều rau xanh vào chế độ ăn uống lành mạnh hằng ngày.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu
4. Kiểm tra định kỳ thường xuyên
Nhiều người nghĩ rằng có thể chữa khỏi ung thư khi đã phẫu thuật cắt hết các tế bào ung thư. Nhưng sự thật là không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát và di căn cao sau phẫu thuật. Thời kỳ cao điểm bệnh dễ tái phát là 1 đến 3 năm sau lần điều trị đầu tiên. Khoảng 90% các trường hợp tái phát xảy ra trong giai đoạn này. Sau khi trải qua giai đoạn 5 năm đầu này, tỉ lệ tái phát trong tương lai sẽ rất thấp.
Sau khi điều trị, để ngăn ngừa tái phát và di căn, bác sĩ Từ đi kiểm tra lại 3 tháng một lần trong năm đầu tiên sau phẫu thuật, 6 tháng một lần trong năm thứ hai, và 1-2 lần mỗi năm sau 3 năm. May mắn thay, lần rà soát nào của ông ấy cũng có kết quả tích cực. Nếu có vấn đề, việc can thiệp sớm cũng có thể hạn chế rủi ro đối với tình trạng bệnh.
Vì kinh nghiệm chống ung thư này, Bác sĩ Từ, năm nay đã 81 tuổi, vẫn tiếp tục kiên trì làm công việc chữa bệnh hằng ngày. Ông đã liên tiếp trợ cấp cho hơn 400 bệnh nhân thuộc gia đình nghèo, giảm chi phí y tế gần 6 triệu nhân dân tệ và cứu sống hàng nghìn bệnh nhân ung thư. Mong ước lớn nhất của ông là không còn bệnh ung thư trên thế giới.
Theo Sohu
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"