Chia sẻ từ nữ tiến sĩ Văn học sau 1 tuần tu tập tại Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hạnh phúc sẽ "gõ cửa" khi bạn ngộ ra điều này
Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
- 23-01-2022Nhà tuyển dụng hỏi: "Tôi xì hơi và phát ra tiếng bạn sẽ giải quyết thế nào?" - Câu trả lời của nữ ứng viên quá khéo liền được nhận việc ngay
- 23-01-2022Vợ chồng TGĐ Phan Thành hiếm hoi lộ diện bên mẹ vợ quyền lực, nhan sắc phu nhân hào môn đánh bật khung hình
- 23-01-2022Gia vận bắt đầu sa sút, thường xuất hiện 3 dấu hiệu này, phát hiện sửa ngay trước khi không thể cứu vãn!
Kerstin Pilz là nữ tiến sĩ ngành Văn học Italia đồng thời là một giáo viên dạy yoga. Bà là một cây viết xuất sắc với nhiều cuốn sách bán chạy và 20 năm kinh nghiệm giảng dạy các trường đại học. Bà đã khám phá ra khả năng chữa lành của việc viết lách khi phải tự mình đi qua bóng tối của đau buồn.
Tháng 10 năm 2019, bà đã có một bài viết trên trang blog Write Your Journey của bà để kể về một chuyến tu tập tại Làng Mai ở Thái Lan hồi năm 2014. Ở nơi đó, bà đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Kerstin Pilz là nữ tiến sĩ ngành Văn học Italia đồng thời là một giáo viên dạy yoga.
Dưới đây, xin trích dịch bài viết của Kerstin Pilz để thấy được cái "TÂM" và "TẦM" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi giảng dạy cho các học trò về triết lý sống.
Tôi cố gắng thở chánh niệm (hít thở bình thường và tập trung vào hơi thở của mình) khi một y tá người Việt Nam khâu lại bàn chân đang chảy máu của tôi, sau khi tôi đã sơ ý làm vỡ một cốc nước và làm mình bị thương, tôi biết đã đến lúc cần phải tỉnh lại trong chánh niệm.
Thời gian ấy, công việc bận rộn thường xuyên đã biến tâm trí của tôi thành một "con thú lang thang" cần được thuần hóa. Việc thiền định buổi sáng thường xuyên không còn hiệu quả với tôi nữa rồi.
20 phút thiền vào buổi sáng trước khi vùi đầu vào những bận rộn của cuộc sống hàng ngày đã trở nên quá dễ dàng và chẳng còn tác dụng với tôi. Nó chẳng khác nào những nhiệm vụ khác mà tôi cần hoàn thành.
Tôi đã nghĩ 1 tuần sống bên cạnh những người xuất gia là điều tôi cần để hòa nhập chánh niệm vào cuộc sống của mình một cách trọn vẹn hơn. Vậy là, ngay khi chân tôi lành lại, tôi cùng với cháu gái 19 tuổi lên máy bay đến Bangkok (Thái Lan), rồi đi thẳng đến Làng Mai trung tâm thực hành thiền chánh niệm lớn nhất châu Á do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập.
Cách Bangkok khoảng 3 tiếng đồng hồ chạy xe, ở rìa Vườn Quốc gia Khao Yai, Làng Mai Thái Lan là nơi ở của khoảng 180 tu sĩ, hầu hết là người Việt Nam. Ở đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được các học trò tôn kính gọi là Thầy.
Và dưới đây là những gì tôi đã ngộ ra sau 1 tuần sống tại Làng Mai (Thái Lan):
Chánh niệm không phải là một công cụ, nó là một lối sống
Tôi luôn nghĩ rằng chánh niệm như một công cụ giúp chúng ta tập trung hơn trong thế giới quá nhiều rối ren ngày nay. Tôi cho rằng học cách trở nên lưu tâm hơn chỉ là vấn đề mài giũa công cụ của mình, giống như cách người làm với lưỡi con dao cùn.
Nhưng đến ngày thứ 2 ở Làng Mai, tôi đã phải thay đổi suy nghĩ khi nói chuyện với một nhà sư trẻ có pháp danh là Pháp Hữu, một người có lối nói chuyện lôi cuốn, thành thạo song ngữ Canada-Việt.
Sư Pháp Hữu nói: "Chánh niệm có thể là xu hướng ở thời điểm hiện tại, nhưng nó không đơn giản chỉ là một công cụ, mà còn là một lối sống. Nó đòi hỏi bạn phải thực hành 24/7. Đây cũng chính là thông điệp mà tôi muốn nghe khi tìm tới đây".
Sư Pháp Hữu đã chia sẻ với chúng tôi một trải nghiệm phi thường khi chứng kiến Thầy (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) tiếp tục thực hành phương pháp thở chánh niệm trong Khoa Chăm Sóc Đặc Biệt của một bệnh viện ở Bordeaux (Pháp) sau khi bị tai biến mạch máu não. Các bác sĩ ở đó đã vô cùng kinh ngạc bởi vị thiền sư vẫn tiếp tục thiền trong lúc hôn mê.
Có lúc, một bác sĩ rơi vào trạng thái căng thẳng vì chăm sóc các bệnh nhân khác, đã vào phòng để đắm mình vào không gian yên bình và năng lượng bình tĩnh tỏa ra từ sự hiện diện của Thầy. Cô ấy cần một khoảnh khắc tĩnh lặng để vượt qua một ngày bận rộn. Ngay cả khi bị hôn mê trong phòng Chăm Sóc Đặc Biệt, Thầy vẫn tiếp tục tu tập và giảng dạy.
Sức mạnh của chuông chánh niệm
Một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để thực hành chánh niệm, là dừng lại sau mỗi 15 phút theo tiếng chuông, và hít thở sâu 3 lần.
Lúc đầu, tôi cảm thấy bối rối khi đột nhiên, mọi người xung quanh tôi dừng lại đột ngột tất cả mọi việc, như thể đang trong một vở kịch câm im lặng. Tiếng chuông vang lên từng nhịp đều đặn, nhưng tôi chưa làm quen ngay được, nghe hơi giống âm thanh báo giờ của chiếc đồng hồ treo tường cũ trong nhà bà tôi.
Cháu gái 19 tuổi của nhà văn Kerstin Pilz và các tu sĩ.
Chuông Chánh niệm là một cách hữu hiệu để rèn luyện tâm trí quay trở lại khoảnh khắc thực tại, cứ sau 15 phút, bất kể điều gì đang diễn ra trong cuộc sống bận rộn của chúng ta. Đó là một cách để giải phóng những căng thẳng của cơ thể và tinh thần, bằng cách lặp đi lặp lại câu: "Tôi lắng nghe, âm thanh tuyệt vời này đưa tôi trở về ngôi nhà thực sự của mình. Ngôi nhà thực sự của chúng tôi là trong thời điểm hiện tại".
Nhận ra giây phút hiện tại chính là mái nhà đích thực
Một trong những thông điệp chính của Thích Nhất Hạnh là: "Tôi đã đến, tôi đã về nhà. Đích đến của tôi là trong mỗi bước đi".
Để chắc chắn rằng không ai có thể bỏ lỡ nó, thông điệp ấy được viết bằng chữ thư pháp tuyệt đẹp (di sản của chính Thích Nhất Hạnh) trên một tảng đá cảnh lớn, được đặt ở vị trí quan trọng giữa ký túc xá nữ và thiền đường. Tôi đã đi qua nó vô số lần mỗi ngày, và tôi không bao giờ cảm thấy phiền khi dừng lại và đắm mình trong sự bình yên sâu sắc mà thông điệp đơn giản này đã mang lại cho tôi.
Bằng cách ghi nhớ rằng mái nhà thật sự của tôi chính là khoảnh khắc hiện tại - không phải quá khứ, không phải tương lai, tôi cảm thấy tập trung và thư giãn hơn.
Biết lắng nghe để có được hạnh phúc
Một trong những cách chúng ta có thể tích hợp chánh niệm vào mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta là thực hành lắng nghe. Như sư Pháp Hữu đã chỉ ra, đó cũng là thông điệp gây được tiếng vang mạnh mẽ nhất với MC nổi tiếng Oprah Winfrey khi Thầy làm khách mời trong chương trình của cô.
Khi lắng nghe sâu bên trong bản thân, chúng ta có thể phát triển mối quan hệ với con người thật của mình. Thầy nói, lắng nghe những nỗi khổ bên trong của chúng ta là một cách để giải quyết hầu hết các vấn đề mà chúng ta gặp phải và để chữa lành bản thân.
Để có được hạnh phúc, chúng ta cần tìm thấy hạnh phúc bên trong chính mình, chứ không phải ở người khác. Nó bắt đầu bằng cách thực hành lòng từ bi với bản thân, bằng cách học cách hiện diện để lắng nghe và chú ý đến "đứa con" nào đó đang bị tổn thương bên trong chúng ta.
Thầy nói, bằng cách lắng nghe và đồng cảm với người khác, chúng ta có thể giúp xoa dịu nỗi sầu muộn của họ. Đó là món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể tặng cho người khác. Nhưng điều đó nghe có vẻ không dễ dàng, vì nó đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe với mục đích duy nhất là giúp đỡ, không phán xét, phản ứng, chỉ trích và phân tích, chỉ đơn giản là chấp nhận và tiếp tục với lòng trắc ẩn, ngay cả khi người ấy đang chất đầy cay đắng và ngộ nhận.
Đừng coi Thiền là một việc vặt
Sống với những người xuất gia trong 1 tuần đã giúp tôi nhận ra một điều quan trọng rằng thiền là việc phải thực hành trong tất cả các hành động hàng ngày của mình.
Khi rửa bát, hãy chỉ tập trung vào việc rửa bát. Khi ăn, chỉ tập trung vào việc nhai thức ăn, ghi nhận công sức của người làm ra nó và cảm nhận về món quà mà mẹ đất ban tặng cho chúng ta mỗi ngày. Khi bước đi, chúng ta cẩn thận bước từng bước, chậm dãi, không vội vàng.
Mỗi buổi sáng tại làng Mai đều bắt đầu bằng thiền hành. Sau đó, chúng tôi sẽ nghe pháp thoại và cùng nhau trao đổi về những vấn đề thực tiễn, cũng như tìm ra các giải pháp cho chúng. Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động: xung đột giữa các thế hệ, gia đình tan vỡ vì rượu bia và bạo lực, người trẻ kiệt sức vì công việc căng thẳng,...
Tất cả mọi người đến đây để đi tìm ý nghĩa cuộc sống và bình yên nội tâm. Có những giọt nước mắt đã rơi, những mối quan hệ được bồi đắp, những hiểu biết mới được hình thành. Ai cũng lấy lại cho mình cảm giác bình yên và niềm tin chữa lành bản thân thông qua những phương pháp đơn giản.
Tôi vô cùng biết ơn vì đã học được từ những người xuất gia, một số người mới 17 tuổi, những người đã chọn con đường đầy thử thách là sống chánh niệm như một lối sống 24/7.
Nguồn: Write Your Journey
Pháp luật & Bạn đọc