Chiếm gần 1/2 tổng lượng xuất khẩu, đây là quốc gia mua nhiều dầu thô nhất của Việt Nam
Trong 5 tháng đầu năm, lượng dầu xuất khẩu của Việt Nam tăng 19% về lượng, đạt 1,21 triệu tấn.
- 16-06-2023Một quốc gia chuẩn bị tăng nhập khẩu thêm gần 40 triệu tấn dầu thô, Nga trúng đậm vì đây là “fan cứng” của dầu giá rẻ
- 04-06-2023Dầu Nga giành chiến thắng trong cuộc đua giành khách hàng lớn bậc nhất thế giới, xuất khẩu dầu thô thiết lập kỷ lục mới
- 30-05-2023Cấm vận có đáng sợ hay không? Nga biết rõ dòng chảy dầu thô chỉ đổi hướng, không có chuyện bị dừng hoàn toàn
- 25-05-2023Đã rõ 'người thắng cuộc' trong cuộc chiến phức tạp vẽ lại dòng chảy dầu thô thế giới
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 5 đạt 910.000 tấn với trị giá là 645 triệu USD. Con số này tăng 36,4% lề lượng và tăng 20,8% về giá trị so với tháng trước.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 4,17 triệu tấn xăng dầu các loại, với trị giá là 4,19 tỷ USD, tương đương lượng của cùng kỳ năm trước trong khi trị giá giảm 18,5%.
Trong đó, lượng dầu diesel nhập khẩu đạt 2,2 triệu tấn, giảm 10,4%, chiếm 53% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước; lượng xăng nhập về đạt 910.000 tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 22% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu.
Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu tăng ở thị trường Singapore và Trung Quốc nhưng giảm ở thị trường Malaysia và Hàn Quốc. Cụ thể, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,67 triệu tấn, giảm 2,8%; Malaysia là là 665.000 tấn, giảm 5,1%; trong khi đó nhập khẩu từ Singapore là 1,06 triệu tấn, tăng 85,6%; Trung Quốc là 396.000 tấn, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về hoạt động xuất khẩu, trong tháng 5/2023, Việt Nam xuất khẩu 319.082 tấn dầu thô với trị giá 220,99 triệu USD, tăng 78% về lượng và 78,9% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, dầu thô xuất khẩu tăng 57% về lượng và 17% về trị giá.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 1,21 triệu tấn dầu thô với trị giá đạt 833,7 triệu USD, tăng 19% về lượng và giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang 6 thị trường là Thái Lan, Australia, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 471.907 tấn, đạt 320 triệu USD, tương đương gần 40% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Tiếp đến là Australia với 416.947 tấn (288 triệu USD), Singapore với 104.958 tấn (58 triệu USD), Trung Quốc với 69.762 tấn (66 triệu USD), Hàn Quốc với 36.287 tấn ( 25 triệu USD) và Nhật Bản với 35.686 tấn (22 triệu USD).
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), nguồn cung xăng dầu đáp ứng đủ tiêu dùng 5 tháng đầu năm. Tổng nguồn nhập khẩu và sản xuất đạt 9.779 triệu m3/tấn, trong đó nguồn nhập khẩu chiếm khoảng 42% và sản xuất trong nước chiếm hơn 52%.
Cùng với lượng tồn kho khoảng 1,577 triệu tấn/m3, nguồn xăng dầu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ sản xuất của người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu trong nước.
Trong nước, nguồn cung xăng dầu từ 2 nhà máy, gồm: Nhà máy lọc dầu Bình Sơn và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khá ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu mối và hệ thống kinh doanh xăng dầu cũng đã có nhiều kinh nghiệm, các bộ, ngành, địa phương có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và gỡ khó cho doanh nghiệp.
Dự báo nguồn cung từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ bị gián đoạn trong thời gian từ trung tuần tháng 8 đến hết tháng 9, đầu tháng 10 (do bảo dưỡng định kỳ).
"Trong mọi tình huống, không để đứt gãy, không để thiếu nguồn nguồn cung xăng dầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội" - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Nhịp sống thị trường