Chờ thí điểm “tiền di động” Mobile Money
Đề án hoàn chỉnh về Mobile Money đã được trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2020
- 23-09-2020Vẫn chưa thể triển khai Mobile Money
- 04-09-2020Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện quy định về cho vay ngang hàng, triển khai thí điểm mobile money
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2020, thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, cho biết đề án hoàn chỉnh về Mobile Money (tiền di động) đã được trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12-2020. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tiếp nhận ý kiến của các bộ, ngành. Thời điểm cụ thể ban hành đề án sẽ do Thủ tướng quyết định. Tuy nhiên, phương thức thanh toán Mobile Money được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng…
Mobile Money khi được thí điểm sẽ góp phần thúc đẩy kênh thanh toán không tiền mặt. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch qua ứng dụng của một ngân hàng thương mại.
"Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực làm việc cùng Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an để xây dựng đề án về tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ - Mobile Money. Tuy nhiên, do chủ thể trong hoạt động Mobile Money chưa được quy định và hoạt động của các công ty viễn thông không thuộc Luật Các tổ chức tín dụng nên đề án nhận được nhiều ý kiến từ các bộ, ngành" - ông Phạm Tiến Dũng nói.
Trước đó, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Bản chất dịch vụ này là sử dụng thông tin thuê bao di động được định danh để mở tài khoản, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chuyện hàng chục triệu tài khoản Mobile Money lập tức được kích hoạt. Vì quyền mở tài khoản Mobile Money là lựa chọn của khách hàng…
Báo cáo nghiên cứu về loại hình thanh toán Mobile Money của TS Cấn Văn Lực và nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV từng nhận định, dịch vụ này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Bởi Việt Nam có lượng thuê bao điện thoại lớn, khoảng 129,5 triệu (năm 2019), trong đó, số điện thoại di động 3G và 4G là hơn 61,3 triệu, mạng điện thoại di động đã được phủ kín trên cả nước…
Người lao động