Cholesterol, đường huyết cao khó hiểu vì 2 kiểu ăn kiêng thời thượng
Các nhà khoa học đã tìm ra một loạt yếu tố gây hại cho sức khỏe nếu duy trì 2 kiểu ăn giảm cân đang làm mưa làm gió trên mạng vì lầm tưởng chúng là lành mạnh, ví dụ kiểu ăn keto hay ăn kiêng đạm động vật, chất béo.
- 16-05-2023WHO: Đường ăn kiêng không giúp giảm béo, lại tăng rủi ro bệnh tim, tiểu đường
- 10-05-2023Chế độ ăn kiêng Harvard hỗ trợ khỏe mạnh, thọ lâu: Nhớ 6 "gạch đầu dòng" là yên tâm
- 27-03-2023Lùm xùm tiệm bánh ăn kiêng dưới góc nhìn người trong ngành F&B: "Không biết mà vẫn nói là có tội, chứ không phải không biết là không có tội đâu"!
Nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of Food Science and Nutrition Research đã xem xét 2 kiểu ăn kiêng trái ngược nhau được nhiều người chia sẻ vài năm nay do giúp giảm cân thần tốc.
Kiểu ăn số 1 cho phép nạp carbohydrate (chủ yếu từ tinh bột) khá thoải mái, nhiều chất xơ nhưng lại hạn chế chất béo, protein động vật. Kiểu ăn thứ hai cũng nhiều rau, trái cây, thịt cá và chất béo thoải mái, nhưng hạn chế tinh bột ở mức thấp nhất, có khi gần bằng 0, điển hình là kiểu ăn "keto" từng "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội.
Đây là các kiểu ăn kiêng được khoa học xếp vào nhóm ăn kiêng "thương mại".
Các chế độ ăn kiêng thương mại như keto có thể ngon mắt và giúp bạn giảm cân, nhưng gây hại lớn nếu bị sử dụng lâu dài - Ảnh minh họa từ HEALTHLINE
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Puerto Rico ở San Juan (Puerto Rico - Mỹ) đã sử dụng phần mềm Hệ thống dữ liệu dinh dưỡng cho nghiên cứu (NDSR) để phân tích các chế độ ăn, đánh giá cụ thể 174 chất dinh dưỡng có liên quan.
Kết quả cho thấy với chế độ ăn kiêng số 1, người ăn chỉ được đáp ứng 81% nhu cầu dương dưỡng cho cơ thể, ngoài ra rất thiếu các vitamin D, B12 và các axit béo thiết yếu cần cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến loãng xương, rụng tóc, làm suy yếu hệ miễn dịch. Nguyên nhân thiếu hụt có thể là do kiểu ăn này thiếu dinh dưỡng từ sữa. Trong khi đó, vitamin B12 chỉ có trong sản phẩm động vật như thịt, cá nếu bị thiếu hụt sẽ dẫn đến thiếu máu, tăng nguy cơ suy tim, trầm cảm...
Họ cũng có đường huyết và hàm lượng chất xơ cao hơn mức khuyến nghị. Đường huyết cao làm tăng rủi ro phát triển bệnh tiểu đường, trong khi chất xơ quá dư thừa có thể gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể kém hấp thu.
Trong khi đó, kiểu ăn kiêng thứ 2 - chỉ cung cấp 71% dinh dưỡng thiết yếu - lại quá nhiều natri, chất béo bão hòa, cholesterol cao, đều là những yếu tố gây hại cho hệ thống tim mạch và chuyển hóa.
Tuy nó giúp giảm mỡ, phòng ngừa tiểu đường type 2 nhờ giảm được đường huyết, tuy nhiên việc ăn quá ít tinh bột khiến cơ thể thiếu các vitamin nhóm B, mất nước trong cơ thể.
Vitamin nhóm B rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng. Việc thiếu nó có thể khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả, cảm giác mệt mỏi - thiếu năng lượng, khả năng tạo hồng cầu không tốt, hệ miễn dịch suy yếu..., là những điều vẫn thường gặp ở nhóm người ăn thiếu tinh bột nói chung.
Theo Medical Xperss kết quả một lần nữa chỉ ra ưu và khuyết điểm của các chế độ ăn kiêng thương mại. "Mặc dù một số người có thể giảm cân thành công trong thời gian ngắn, nhưng việc tuân thủ lâu dài các kiểu ăn này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, không nên áp dụng cả hai chế độ ăn này trong thời gian dài" - nhóm nghiên cứu khuyến nghị.
Trong y học, ăn kiêng để chống béo phì được khuyến nghị là vẫn ăn cân bằng các nhóm chất, nhưng giảm về lượng, kết hợp với vận động hợp lý.
Ăn hạn chế một nhóm chất nào đó có thể được khuyến nghị riêng cho từng bệnh, ví dụ như kiêng tinh bột ở người tiểu đường, nhưng chỉ là giảm đi một chút so với mức thông thường, chứ không phải là bỏ hoặc cắt giảm phần lớn.
Người lao động