Chủ chuỗi ăn chơi về đêm hút giới trẻ Sài Gòn lỗ liên tục 3 tháng, "ủ mưu" lật ngược tình thế mạo hiểm không ai ngờ
Quang cho biết tháng 2 và tháng 3 các mô hình kinh doanh của mình không có lời vì nghỉ Tết và dịch bệnh. Tiền lỗ nhất hiện tại chính là tiền duy trì mặt bằng.
- 31-03-2020Hàng quán từ nhỏ đến lớn chuyển sang bán online: "Duy trì là cách để anh em nhân viên có thu nhập, không phải chịu cảnh thất nghiệp về quê"
- 30-03-2020Cảnh vắng lặng hiếm có của nhà hàng, quán bia Hà Nội trong mùa dịch Covid-19
- 26-03-2020Hàng loạt quán cà phê đất 'vàng' Hà Nội tạm thời đóng cửa
Ai cũng muốn được làm chủ cuộc sống của mình, bao gồm cả khía cạnh công việc theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Song, nhiều người cam phận làm thuê suốt đời vì hiểu rằng: “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được". Trước mùa Covid-19 nghề làm chủ đã khó, trong mùa Covid-19 mọi thứ lại càng thử thách hơn.
Nhật Quang, 25 tuổi, chủ quán bia úp ngược đầu tiên hút giới trẻ ở Sài Gòn - Chill Out , đang ngồi chơi game khi tôi liên hệ hỏi về tình hình kinh doanh trong mùa dịch.
Ngoài Chill Out đầu tiên ở đường Tô Hiến Thành, Quang còn “đẻ" ra một loạt quán phục vụ đời sống nightlife giá “hạt dẻ" cho bạn trẻ cuối năm 2019 gồm: Chill Town - phố bia Nhật Bản ở Thủ Đức, Thị - tiệm trà thị phi ở quận 3; đang trong quá trình dựng một mô hình kinh doanh mới trên cung đường sầm uất Sư Vạn Hạnh.
Chill Out Tô Hiến Thành.
Thị, quận 3.
Và Chill Town tại Thủ Đức do Nhật Quang làm chủ đều đã đóng cửa vì dịch Covid-19.
Đã không lời 2-3 tháng nay, còn lỗ tiền mặt bằng vì dịch
“Hiện tại, các quán của mình đã đóng cửa vì dịch Covid-19, chỉ mở lại cho đến khi có thông báo mới. Nhân sự bên mình đều là partime nên khi dừng hoạt động thì mình cũng không bị áp lực trả lương. Song mình vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng cho 4 chỗ, may mắn được chủ nhà hỗ trợ 50%, ví dụ như tiền nhà 10 triệu thì nay chỉ còn 5 triệu thôi", Quang cho biết.
Cậu cũng nói thêm:“Hiện tại tháng 2 và tháng 3 mình không lời vì vừa Tết xong cộng thêm bệnh dịch nên rất ít khách. Tiền lỗ nhất hiện tại chính là tiền duy trì mặt bằng".
Trước khi trở thành chủ của chuỗi quán phục vụ đồ uống về đêm như hiện tại, Nhật Quang là một nhân viên lĩnh vực media có thêm kiến thức về chuyên ngành là quản trị nhà hàng khách sạn, suy nghĩ đầu tiên của cậu là bằng giá nào cũng giữ thương hiệu này. Vậy nên, lỗ cũng không đánh mất mặt bằng.
Nhật Quang - chủ chuỗi đồ uống giá rẻ dành cho giới trẻ tại Sài Gòn đang trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch, phải bỏ tiền túi để gánh tiền mặt bằng.
“Nhiều người kinh doanh đang cố gắng bán hàng online, tập trung vào dịch vụ giao hàng tận nơi nhưng cũng phụ thuộc vào mô hình của họ. Mình không thể bán online là chắc chắn. Bia úp ngược và cocktail thì ship sao đây?”, Quang cũng tự hỏi mình phải làm gì để sống qua dịch.
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên thấy Quang ở quán bia của cậu. Khi ấy, không nghĩ Quang là chủ. Trong vai trò của một nhân viên phục vụ, cậu nhanh tay ghi order tại bàn cho khách, pha chế đồ uống, xách bao đá, làm việc luôn tay luôn chân.
“Thì mình phải làm để xem cảm nhận của khách hàng về không gian và sản phẩm chứ", Quang nghĩ thế.
Với một người làm chủ trên tâm thế của một người phục vụ, chuyện ngồi nhà chơi game chờ hết dịch để ấp ủ thực hiện những ý tưởng mới đang chạy rần rần trong đầu, hẳn là tréo ngoe.
Quang gạt đi ngay, cậu bảo chỉ giải trí một chút thôi chứ hầu hết thời gian vẫn nghĩ về đường hướng phát triển lại các cụm quán sau dịch, còn xây dựng cả một “sân chơi mới".
Ủ mưu “comeback" hoành tráng sau dịch
“Đừng bao giờ từ bỏ. Hôm nay khó khăn, ngày mai sẽ trở nên tồi tệ. Nhưng ngày mốt sẽ có nắng”, Jack Ma từng bảo vậy.
Ngày mốt sẽ chẳng bao giờ tới nếu hôm nay, tháng này bạn từ bỏ mô hình kinh doanh của mình. Vẫn biết các dịch vụ ăn uống giải trí quy mô nhỏ như của Quang là nhóm kinh doanh dễ bị quật ngã nhất trong dịch, nhưng cái gì cũng có tính 2 mặt của nó.
Tạm gác số tiền lỗ qua một bên, bớt cuống vì đang thất nghiệp lại… Quang chọn nhìn về mặt tích cực nhất khi lên ý tưởng về một mô hình kinh doanh mới mình sẽ “tham chiến" sau dịch.
Đó là quán ăn kết hợp với quán nhậu mang tên BAMBAM. Hiện tại, Quang đã lên được bảng 3D và đang thi công 1/3 rồi, tiếp theo là set-up và hoàn thiện.
Mô hình 3D của BAMBAM dự kiến ra mắt thời gian sắp tới.
Dựng quán mới giữa mùa dịch Covid-19, có quá liều lĩnh không?
Quang nghĩ thế này: “Đó là sân chơi mới, là hy vọng của mình trong những ngày ảm đạm này. Không có cái gì là tiêu cực hoàn toàn, thường thì chủ nhà chỉ cho 15 ngày xây dựng nhưng vì mùa này vắng vẻ có thể kéo dài xây dựng ra 1 tháng. Quán mới cũng là phương án dự phòng của mình, sau mùa dịch. Quán dự kiến sẽ phục vụ 2 từ 10h-17h: cơm trưa chiều phong cách Hàn Quốc, sau 18h-24h: quán nhậu Hàn Quốc. Nếu tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp thì có thể bán take away. Từ chỗ "chết cứng" vì dịch, mình sẽ linh động hơn khi có BAMBAM".
“Mình đoán rằng trong thời gian tới, các dịch vụ ăn uống đắt đỏ sẽ bị người dân ngó lơ, đặc biệt là bạn trẻ, sinh viên. Bởi vậy mình đánh vào dịch vụ rẻ mà vẫn đảm bảo bổ và ngon. Nhưng không hề phá giá nhé, chỉ là nắm bắt xu hướng thôi", Quang hồ hởi nói về những kế hoạch ngày “comeback".
Quang thừa nhận mình có mượn ý tưởng để dựng quán nhưng không hề “copy" mà quên sáng tạo. Thời gian sẽ chứng minh: Các cơ sở kinh doanh ăn theo đều bị bay màu, chỉ có nền tảng tốt thì mới trụ lại được.
Quang vẫn lựa chọn nhìn về phía sáng trong khó khăn.
“Con người (nhân viên - khách hàng - đối tác nguồn hàng - và cộng sự sáng lập chung) là những giá trị cốt lõi mình luôn đặt lên hàng đầu. Mình luôn có niềm tin sẽ làm được dù khó khăn đến thế nào. Với lại, mình yêu thích cái đẹp, muốn mỗi quán mở ra là sân chơi cảm xúc của mình nhưng vẫn khiến cho tất cả khách hàng hiểu và tìm thấy ở mỗi nơi nét riêng phù hợp với họ”, chàng trai sinh năm 1995 nói.
Quang không nghĩ mình sẽ thuê thêm nhiều nhân viên partime sau dịch, nhất là lúc sinh viên - người lao động trở lại thành phố tìm việc mới, lý do: “Thay vì các bạn làm 100% sức lực thì sau dịch các bạn phải làm 150%. Vì chắc chắn việc tuyển thêm sẽ không đủ chi phí. Mình vẫn giữ quan điểm: mức lương phải tỉ lệ thuận với năng lực làm việc”.
Tổ Quốc
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19