Chủ tịch ACB: Cái khó nhất để thay đổi nhận thức của mọi người về môi trường đó là thay đổi hành vi
Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy
ACB đã làm vì môi trường bền bỉ suốt thập kỷ qua. Những người ở ACB đều đã thay đổi nhận thức đối với môi trường và bảo vệ môi trường như một thói quen.
- 25-10-20239 tháng đầu năm: ACB tăng trưởng ổn định, kiểm soát rủi ro hiệu quả
- 05-10-2023ACB liên tục giữ top đầu trên BXH Camel, khẳng định năng lực quản trị rủi ro hiệu quả
- 11-09-2023Chủ tịch ACB: Từ tình yêu thiên nhiên đến hành trình truyền cảm hứng về ESG
ACB là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện ESG (Environmental – môi trường, Social – xã hội, và Governance – quản trị) tại Việt Nam. Chia sẻ với chúng tôi dịp gần đây, Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy, cho biết chữ S và chữ G đã được ngân hàng này làm từ rất nhiều năm qua. Như chữ G là quản trị thì đã làm suốt 30 năm, từ khi ACB mới thành lập, được các cơ quan quản lý trong nước và các tổ chức nước ngoài đánh giá rất cao. Chữ S cũng được ngân hàng làm âm thầm và rất bài bản, không chỉ trách nhiệm cao với xã hội thông qua các hoạt động thiện nguyện mà còn tạo dựng được môi trường làm việc rất tốt cho cán bộ nhân viên. Tính tới 2023, ACB đã có 5 năm liên tiếp được giải thưởng môi trường làm việc tốt nhất châu Á.
Còn về chữ E, ACB đã làm bền bỉ suốt thập kỷ qua. Những người ở ACB đều đã thay đổi nhận thức đối với môi trường và bảo vệ môi trường như một thói quen.
Chủ tịch ACB chia sẻ về câu chuyện của bản thân. Từ hơn 20 năm trước, khi chứng kiến sự thay đổi của môi trường, anh đã ý thức được việc phải bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Đầu tiên là anh không dùng chai nhựa nữa mà chuyển sang dùng ly nước inox. Là dân “ghiền” cà phê nhưng anh sẽ “nhịn” nếu lỡ quên mang theo ly của mình, hoặc ở đó họ dùng ly nhựa. Chiếc ly inox từ lâu đã trở thành vật bất ly thân của chủ tịch ACB. Sau đó, anh lan toả nhận thức ấy tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Nói về bảo vệ môi trường, Chủ tịch ACB tự nhận bản thân không phải là người vĩ đại nghĩ đến việc thay đổi cả thế giới, làm cho cộng đồng, mà anh có tầm nhìn rất ích kỷ - vì cá nhân mình trước. Mình yêu thích thiên nhiên và muốn đơn giản là được tận hưởng không khí trong lành, môi trường trong sạch, và mong muốn gia đình, bạn bè, khách hàng, cộng đồng cũng được hưởng lợi từ môi trường đó.
Và cái khó nhất để thay đổi nhận thức đối với môi trường, theo chủ tịch ACB, chính là hành vi. Bởi hành vi là làm hàng ngày theo thói quen, mà thói quen thì khó thay đổi. “Có những việc mình làm cả chục năm nhưng đôi khi vẫn phạm sai lầm, giống như order ly nước nhựa kia, thì cũng rất khó để kêu gọi người khác phải thay đổi 100% được. Đó là chưa kể không biết việc đó là họ thích làm hay không, họ nghĩ có được gì khi thay đổi hay không. Nói chung việc thay đổi hành vi là rất khó. Mình cũng không thể dựa vào vị trí của mình để áp đặt người khác rằng không được sử dụng chai nhựa nữa, vì việc đó đơn giản chỉ cần cắt chi phí là xong. Thứ quan trọng là phải thay đổi hành vi, thay đổi thói quen và điều này cần phải có thời gian” – chủ tịch ACB nói về điều khó khăn khi thuyết phục người ACB cùng bảo vệ môi trường.
Ngay cả khi kêu gọi người ACB bảo vệ môi trường, ví dụ chương trình thu gom 45 tấn rác thải hiện nay, chủ tịch Trần Hùng Huy cho biết anh cũng nói rất trực diện với người ACB là đừng làm vì ACB, vì nếu để ACB làm thì ngân hàng có thể bỏ tiền ra thuê các đơn vị họ làm nhanh, dọn chuyên nghiệp hơn nhiều. “Đây đâu phải là nghề của mình đâu, mình có làm phân loại rác đâu, nó mất thời gian của người ACB nhưng mình kích thích mọi người làm trước hết vì bản thân họ, gia đình họ. Các banker đều đã có gia đình hoặc sắp sửa có gia đình, sẽ có những thế hệ kế tiếp, nên hãy làm trước hết vì bản thân mình đã sau mới nghĩ đến cộng đồng.”
Và điều đáng mừng là hiện nay trong hệ thống ACB, vấn đề bảo vệ môi trường đã "ăn vào máu" người ACB. Hiện tại ACB, với 13.564 cán bộ nhân viên, đã đăng ký thu gom 45 tấn rác thải từ nay đến cuối năm và mục tiêu thu gom tổng 300 tấn rác, chủ yếu là rác thải nhựa, trong vòng 3 năm tới. Đây là một phần trong dự án Gần lại O (Trái đất) mà ACB đã triển khai suốt thời gian qua.
Chủ tịch ACB cho biết thêm, đó cũng là lý do mà dù đã có 10 năm làm về ESG (phát triển bền vững) nhưng đến nay mới “dám” phát biểu, dám đưa ra định hướng về ESG. “Mình đã tốn 10 năm để tự tin là nội tại ACB, người ACB đã thấm chất E (bảo vệ môi trường) và họ thay đổi được hành vi. Người ACB cũng suy nghĩ ích kỷ như mình, họ làm vì bản thân họ trước đã, làm tốt rồi mới tự tin để lan toả tới khách hàng, thuyết phục họ làm theo chuẩn ESG của ACB”.
"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org/
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)