Chủ tịch Hiệp hội DNNVV: Doanh nghiệp và ngân hàng cần phối hợp để có sự hỗ trợ đúng và trúng
Đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp được hỗ trợ giãn, giảm lãi suất trong 2 tháng qua nhưng cũng còn không ít các doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn...
- 04-04-2020Các ngân hàng giảm mạnh lương, thưởng vì Covid-19
- 04-04-2020Ủy ban Basel nới lỏng các quy định về vốn để hỗ trợ ngân hàng cho vay trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành
- 04-04-2020Hơn 20.000 tỷ đồng vừa “tiếp sức” cho hệ thống ngân hàng
Thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng chống dịch Covid-19, từ cuối tháng 1 tới nay ngành Ngân hàng đã triển khai quyết liệt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về kết quả thực hiện hỗ trợ tín dụng tính từ 23/1 - 28/3 cho thấy, các tổ chức tín dụng đã bước đầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho trên 12.000 khách hàng với dư nợ 13.500 tỉ đồng; đã và đang xem xét miễn giảm lãi cho gần 36.000 khách hàng với dư nợ trên 91.000 tỉ đồng. Các tổ chức tín dụng cũng tích cực triển khai các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường từ 0,5 - 3% (khoảng 285.000 tỉ đồng, chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, DN nhỏ và vừa...). Kết quả, đến nay các tổ chức tín dụng đã cho vay mới đối với 47.000 khách hàng với doanh số cho vay đạt gần 80.000 tỉ đồng.
Như vậy rõ ràng đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp đã được giảm lãi suất và tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ này. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều doanh nghiệp kêu khó tiếp cận vốn. Xung quanh câu chuyện về vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về các chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Thân: Với các DNNVV thì nguồn lực vốn là một trong những yếu tố mang đến sự quyết định thành công hay không. Vì vậy mà các chính sách của Chính phủ và ngành ngân hàng được chúng tôi đón nhận và đánh giá cao.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp rất khó khăn, thậm chí đóng cửa, nhưng đây cũng là khó khăn của toàn cầu chứ không chỉ riêng Việt Nam. Nhận biết được các khó khăn của doanh nghiệp nên ngành ngân hàng đã vào cuộc tích cực, ban hành nhanh các giải pháp như cơ cấu lại khoản nợ, thậm chí giảm lãi suất vay của cả khoản vay mới và nợ cũ... Chúng tôi hiểu ngân hàng cũng là doanh nghiệp (DN), trong hoàn cảnh này DN đánh giá cao sự hỗ trợ của phía ngân hàng. Vấn đề đặt ra là cần sự phối hợp giữa ngân hàng và DN để làm sao các chính sách, giải pháp đúng và trúng đối tượng, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi.
Việc hoãn, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay có ý nghĩa thế nào với DN thưa ông?
Ở bất cứ tình huống nào, sự hỗ trợ của ngành ngân hàng cũng rất quý, trong bối cảnh này nó lại càng có ý nghĩa, bởi như tôi nói là DNNVV đang gặp nhiều khó khăn. Việc giãn nợ, có nghĩa là DN đến thời kỳ trả nợ mà chưa trả được nhưng ngân hàng chưa chuyển nhóm nợ thành nợ xấu mà giãn nợ, giúp DN tập trung sản xuất kinh doanh. Với giảm lãi suất giúp cho DN giảm được chi phí trong sản xuất, vượt qua khó khăn.
Về phía điều hành, chúng tôi cũng đánh giá cao thời gian qua NHNN đã giữ ổn định giá giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc hỗ trợ DNNVV cũng là một phần trong việc hỗ trợ nền kinh tế để cùng nhau vượt qua khó khăn.
Nhưng vì sao vẫn có không ít các DN phàn nàn khó tiếp cận vốn?
Với tư cách là Hiệp hội DNNVV, là ngôi nhà để DN gửi tâm tư, tình cảm, nhưng ít người gọi đến nhờ tư vấn. Ở khía cạnh nào đó, bản thân DN cũng chưa nỗ lực lắm. Thậm chí các ngân hàng còn cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng tốt. Thực tế, ngành ngân hàng đang tiếp cận 12 nghìn DN, đang giải quyết với nguồn lực 13.500 tỷ đồng, ngân hàng còn xét tiếp 36 nghìn DN và hỗ trợ với tổng dư nợ 96 nghìn tỷ đồng, bắt đầu từ khi Chính phủ banh hành Chỉ thị 11. Như vậy ngành ngân hàng đã đáp ứng tương đối nhanh. Chỉ có điều như tôi đã nói ở trên là DN và ngân hàng cần phối hợp ở nhiều khía cạnh để làm sao việc hỗ trợ này đúng và trúng.
Vậy trong bối cảnh khó khăn hiện nay, là người đứng đầu Hiệp hội, ông muốn chia sẻ hay nhắn gửi gì tới các DN?
Tôi biết hiện nay các ngân hàng có gói tín dụng 285.000 tỉ đồng là nguồn tiền người dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất và ngân hàng dùng vốn đó để cho DN vay với lãi suất ưu đãi, đó là hành động rất đáng quý và doanh nghiệp nên tận dụng tốt.
Tôi muốn nhắn gửi các DN rằng, nguồn lực của chúng ta là không nhiều nên trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, rất cần sự hỗ trợ, tương tác 2 chiều. Khi DN đưa ra những khó khăn của mình phải đúng và minh bạch thông tin để các ngân hàng trực tiếp cho vay nhìn thấy. Còn những DN nào có ý định ỷ lại, trục lợi và thụ động thì không nên.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19