MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch Kim Jong Un hoan nghênh việc Mỹ mở văn phòng tại Triều Tiên

Trong thời gian chờ đợi cuộc thảo luận chính thức giữa hai bên Hoa Kỳ và Triều Tiên, khi được hỏi liệu có cho phép một văn phòng của Mỹ ở Bình Nhưỡng không, Chủ tịch Kim nói, đây là một ý tưởng có thể được chào đón.

Tổng thống Trump: Tất cả các bạn đều có khoảng thời gian vui vẻ ở Hà Nội đúng không? Mọi người có khoảng thời gian vui vẻ chứ? Tôi hi vọng vậy.

Phóng viên: Chủ tịch Kim Jong Un, liệu ngài có sẵn sàng phi hạt nhân hóa không?

Chủ tịch Kim: Nếu tôi không sẵn lòng làm điều đó, tôi đã giành chiến thắng (nếu có chiến tranh) ngay bây giờ.

Tổng thống Trump: Trả lời hay đó. Đó có thể là câu trả lời hay nhất mà bạn từng được nghe.

Phóng viên: Ngài có sẵn sàng thực hiện các bước cụ thể không, hoặc chưa hoàn toàn? 

Chủ tịch Kim: Đó là những gì chúng ta đang thảo luận ngay bây giờ.

Chủ tịch Kim Jong Un hoan nghênh việc Mỹ mở văn phòng tại Triều Tiên - Ảnh 1.

Phóng viên: Chủ tịch Kim, ngài có đang thảo luận về nhân quyền với Tổng thống Trump? 

Tổng thống Trump: Chúng tôi đang thảo luận về mọi thứ. Vì vậy, tôi chỉ muốn cảm ơn tất cả mọi người vì đã ở đây, chúng tôi có những cuộc thảo luận rất hiệu quả, chúng tôi đã có định hướng rõ ràng. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã có những cuộc thảo luận rất hiệu quả và chúng tôi đánh giá cao điều đó. Tôi cũng cho rằng chúng tôi sẽ có một cuộc họp báo tới đây và sau đó chúng tôi sẽ về nước. Mối quan hệ sẽ luôn ổn như nó đã từng, thậm chí tốt hơn.

Phóng viên: Thưa Tổng thống Trump, đây có phải là thời điểm thích hợp cho một tuyên bố chính trị chấm dứt chiến tranh? 

Tổng thống Trump: Dù thế nào, chúng tôi cuối cùng cũng sẽ có một thỏa thuận tốt cho Chủ tịch Kim và đất nước Triều Tiên, và cho chúng tôi, cuối cùng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ làm điều đó trong ngày một ngày hai. Tất cả sẽ dẫn đến một thành công rất lớn, tôi thực sự tin tưởng với sự lãnh đạo tuyệt vời này của Triều Tiên. Tôi tin rằng họ sẽ rất thành công và có những biến chuyển bất ngờ về kinh tế.

Phóng viên: Chủ tịch Kim, ngài đã sẵn sàng để Mỹ có văn phòng tại Bình Nhưỡng chưa?

Tổng thống Trump: Một câu hỏi thú vị, tôi thực sự muốn nghe câu trả lời cho câu hỏi đó. Một ý tưởng không tồi.

Chủ tịch Kim: Tôi nghĩ đó một ý tưởng đáng hoan nghênh.

Chủ tịch Kim Jong Un hoan nghênh việc Mỹ mở văn phòng tại Triều Tiên - Ảnh 2.

Hiện nay, Hoa Kỳ và Triều Tiên vẫn chưa có văn phòng liên lạc chính thức. Điều này khiến các quan chức Mỹ và Triều Tiên gặp trở ngại trong việc diễn giải các động thái cùng với các diễn biến chính trị của nhau. 

Vì thế, mỗi bên buộc phải dựa vào thông tin từ các kênh hậu trường và các tuyên bố trên truyền thông để phán đoán hành động của bên còn lại. Chắc chắn cách thức này sẽ tạo ra lỗ hổng trong việc trao đổi thông tin và lỗ hổng này có thể gây cản trở cho tiến trình ngoại giao hai nước. 

Ví dụ như năm 2017, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ trút một trận mưa “tên lửa và hỏa lực” xuống Triều Tiên. Nếu các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Triều Tiên có thể giải thích cho Bình Nhưỡng rằng đó chỉ là sự ngẫu hứng trong cách nói chuyện của ông chủ Nhà Trắng, thì có lẽ đã không tồn tại sự căng thẳng không ngừng leo thang như vậy giữa hai nước.

Ngoài ra, việc mở văn phòng đại diện không chỉ giúp Mỹ và Triều Tiên cải thiện dòng chảy thông tin mà còn có khả năng giao lưu nhân dân Triều Tiên và Mỹ.

Tiến sĩ Stephen Nagy của Đại học Thiên chúa quốc tế, Nhật Bản đã nhận định: việc Mỹ - Triều chính thức ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh sẽ là "điểm khởi đầu" để hai bên đi các bước tiến đàm phán tiếp theo. Song song với đó, việc thiết lập văn phòng liên lạc của Washington ở Bình Nhưỡng sẽ là động thái cho thấy cam kết thực sự về mặt ngoại giao. Văn phòng liên lạc này sẽ giúp các quan chức hai bên có thể liên lạc thường xuyên và xây dựng niềm tin với nhau. 

Tiến sĩ Nagy cũng nói rằng, khi có văn phòng liên lạc của Hoa Kỳ ở Triều Tiên, con đường định nghĩa khái niệm phi hạt nhân sẽ bắt đầu một cách nghiêm túc, cho dù đó sẽ là một con đường rất dài. Việc này cũng giúp chính quyền ông Trump nhận thấy rằng, đây là giải pháp phù hợp để đạt được mục đích nối lại quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, và giải trừ hạt nhân trên bán đảo này. Chừng nào những vấn đề này còn chưa được giải quyết, việc đạt được thoả thuận cuối cùng giữa hai bên sẽ càng khó khăn hơn.

Nhà nghiên cứu về Chính sách Quốc tế và An ninh Quốc gia tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ - ông Abby Bard cũng đã dành cho Tổng thống Trump một lời khuyên: ông nên xem ý tưởng thiết lập một văn phòng đại diện của Mỹ tại thủ đô Bình Nhưỡng. Đây cần được coi là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh. Abby Bard cho rằng, việc mở văn phòng tuy chỉ là bước đi nhỏ nhưng sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các kênh liên lạc  giữa hai nước.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên