MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chưa kịp mừng vì khai phá nguồn cung khí đốt thay Nga, cứu tinh của châu Âu bất ngờ 'quay xe' giảm mạnh xuất khẩu, hướng đến địa điểm lợi nhuận cao hơn

01-08-2024 - 11:39 AM | Thị trường

Cạnh tranh toàn cầu về khí đốt đang khiến châu Âu gặp khó khăn hơn trong việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Chưa kịp mừng vì khai phá nguồn cung khí đốt thay Nga, cứu tinh của châu Âu bất ngờ 'quay xe' giảm mạnh xuất khẩu, hướng đến địa điểm lợi nhuận cao hơn- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong nỗ lực thay thế nguồn cung LNG từ Nga, Châu Âu đã dựa vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ trong suốt năm 2023. Châu lục này là điểm đến hàng đầu cho LNG của Mỹ vào năm 2023, đạt 7,8 Bcf/d, tương đương với 66% trong tổng xuất khẩu của Mỹ. Các quốc gia nhập khẩu LNG của Mỹ nhiều nhất là Hà Lan, Pháp và Anh, với tổng cộng 35%, tương đương 4,2 Bcf/ngày trong tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ.

Tuy nhiên giờ đây tình thế lại hoàn toàn đảo ngược khi Nga một lần nữa vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất cho châu Âu, bất chấp nỗ lực của khối này ngăn chặn nguồn năng lượng từ Moscow do xung đột tại Ukraine.

Nguyên nhân là bởi nguồn nhập khẩu từ Mỹ đang bị giảm sút mạnh. Theo dữ liệu theo dõi tàu do Oilprice tổng hợp, mức giao của Mỹ đến Tây Âu trong tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021.

Sự thay đổi đáng kể này đang chỉ ra xu hướng lựa chọn những nơi mang lại lợi nhuận cao hơn của Mỹ. Khí đốt từ đường biển của Mỹ thường không có hạn chế về điểm đến. Ngay khi thời tiết nắng nóng thúc đẩy nhu cầu ở châu Á, lượng hàng hóa đã được giao đến đó nhiều hơn bất kỳ tháng nào kể từ năm 2021.

Trong khi đó, sự gián đoạn do các cơn bão nhiệt đới chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt hàng hóa ở châu Âu, khiến một trong những nhà máy xuất khẩu lớn nhất của Mỹ phải tạm dừng bốc hàng trong hơn hai tuần do cơn bão Beryl.

Cạnh tranh cũng đang gia tăng ở những nơi khác. Ai Cập, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong bối cảnh nhiệt độ khắc nghiệt và sản lượng khí đốt trong nước giảm, đã thúc đẩy nhập khẩu LNG. Quốc gia Bắc Phi này đã trả giá cao hơn giá châu Âu để thu hút nguồn cung và chiếm một phần nguồn cung từ Mỹ trong tháng này.

Mặc dù châu Âu chưa thật sự cần nhiều khí đốt trong mùa hè, tuy nhiên nếu sản lượng tiếp tục giảm và mùa đông đang đến gần, giá chắc chắn sẽ tăng. Đồng thời cũng cho thấy những khó khăn của châu Âu trong việc loại bỏ năng lượng của Nga.

Liên minh châu Âu chưa thực hiện bất kỳ lệnh cấm hoàn toàn nào đối với việc nhập khẩu LNG từ Moscow. Một số người kỳ vọng lệnh cấm trung chuyển sẽ bắt đầu vào năm tới, tuy nhiên có thể dẫn đến nhiên liệu bị lưu lại tại châu Âu nhiều hơn do công tác hậu cần phức tạp. Nếu sự cạnh tranh về nhiên liệu tiếp tục gay gắt thì việc từ chối những lô hàng đó sẽ khó khăn.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ đã đánh bại cả Australia và Qatar để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất vào năm 2023, với sản lượng xuất khẩu đạt trung bình 11,9 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/d) vào năm ngoái.

Nhu cầu mạnh mẽ ở châu Âu kết hợp với việc cảng Freeport trở lại hoạt động bình thường và tỷ lệ sử dụng cao đã giúp Mỹ tăng xuất khẩu LNG lên 12% vào năm 2023, theo dữ liệu theo dõi khí đốt tự nhiên hàng tháng của EIA.

Theo Oilprice


Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên