Sau Trung Quốc và Ấn Độ, thêm một quốc gia châu Á bất ngờ tìm đến dầu Nga do sản lượng nội địa sụt giảm, tiêu thụ hơn 1,6 triệu thùng mỗi ngày
Quốc gia châu Á này từng là 'trùm' dầu thô thuộc nhóm OPEC.
- 23-07-2024Châu Âu bất ngờ siết lệnh cấm với LNG, Nga mạnh tay săn lùng loại 'bảo bối' giúp lách trừng phạt, giá tăng phi mã kể từ đầu năm
- 22-07-2024Trung Quốc và Lào đang mạnh tay thu mua một loại quả bán đầy chợ tại Việt Nam: Thu 18 triệu USD trong nửa đầu năm, đồng bằng sông Cửu Long là ‘thủ phủ’
- 18-06-2024“Bảo bối” công nghệ từ Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm thứ 2 của thế giới: Thu hơn 22 tỷ USD kể từ đầu năm, 3 cường quốc của thế giới đều là khách ruột
Theo Reuters, cựu thành viên OPEC là Indonesia đang tìm mua dầu thô của Nga, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ không phát sinh giao dịch nào.
Tập đoàn dầu khí tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước của Indonesia – Pertamina đã không mua bất kỳ loại dầu thô nào từ sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào đầu năm 2022. Tuy nhiên hiện họ đã bổ sung dầu thô loại Sokol và Urals vào danh sách đấu thầu mua vào tháng 9 năm 2024. Theo Reuters, lần cuối cùng công ty này mua dầu thô Sokol của Nga là cách đây hơn 10 năm.
Liệu Indonesia có tham gia cùng Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách là người mua dầu thô của Nga hay không vẫn còn là một điều cần theo dõi. Reuters đưa tin rằng một trong những cuộc đấu thầu được cho là đã kết thúc vào tuần trước và một cuộc đấu thầu khác diễn ra vào ngày 22/7 với kết quả vẫn chưa được công bố.
Indonesia đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ vào năm 2024, sau Việt Nam và Philippines trong khu vực. Năm nay, sản lượng dầu thô nội địa của Indonesia đã giảm xuống dưới 600.000 thùng/ngày, trong khi mức tiêu thụ của nước này đã tăng lên hơn 1,6 triệu thùng/ngày.
Bất chấp lập trường tương đối trung lập trong chính trị toàn cầu, Indonesia đã tuyên bố vào năm 2022 rằng họ sẽ xem xét mua dầu thô giá rẻ của Nga, nhưng Chính phủ Widodo đã kết luận rằng việc mua dầu thô của Nga với mức chiết khấu 30% so với giá Brent là không đáng với những rủi ro liên quan.
Nhập khẩu dầu ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến cán cân thương mại của Indonesia, với nhập khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ tăng 17% so với tháng trước vào tháng 6 năm 2024. The Star báo cáo rằng giá trị nhập khẩu dầu vào tháng 6 năm 2024 đã tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái do khối lượng và giá đều tăng cao.
Bất chấp cơ hội mua dầu Nga giảm giá, các nhà máy lọc dầu của Indonesia chủ yếu hướng tới chế biến dầu thô nhẹ, phần lớn được cung cấp bởi các nước như Saudi Arabia, Nigeria, Angola và Iraq.
Indonesia từng là nước xuất khẩu dầu ròng nhưng hiện đã mất vị thế. Sản lượng dầu của Indonesia bị sụt giảm do khai thác cạn kiệt và không tiến hành hoạt động thăm dò mới. Kết quả là tốc độ sản xuất dầu giảm, với tốc độ trung bình hàng năm là 11% - theo Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Mỹ.
Indonesia có trữ lượng dầu thô ước tính khoảng 2,27 tỷ thùng tính đến năm 2022 và trữ lượng khí đốt là 36,34 nghìn tỷ feet khối tính đến cùng năm.
Phát hiện lớn mới nhất ở nước này đã được công ty Emirati Mubadala Energy của UAE công bố vào tháng 12 năm ngoái. Theo các nhà phân tích, đây là phát hiện khí đốt nước sâu lớn thứ hai trong năm 2023, sản xuất 30 triệu feet khối khí đốt mỗi ngày, với kế hoạch tăng sản lượng lên 12 tỉ mét khối vào năm 2030.
Theo Oilprice
Nhịp sống thị trường