Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Nếu đã ăn chay, đừng cố ăn đồ chay giả thịt vì có hại nhiều hơn bạn tưởng
Tại sao nhiều người ăn chay lại quay lại ăn thịt? Các nhà dinh dưỡng tiết lộ rằng nhiều người cảm thấy mệt mỏi và tăng cân do ăn đồ chay giả thịt.
Chủ nghĩa ăn chay đã bùng nổ trong vài năm qua với hàng triệu người tham gia, quyết định tìm cách cắt giảm các sản phẩm từ động vật vì lý do sức khỏe.
Chế độ ăn thuần chay chỉ dựa trên các thực phẩm từ thực vật và không ít người tin rằng mình sẽ duy trì như vậy cho đến suốt đời nhằm duy trì huyết áp khỏe mạnh và tránh nguy cơ béo phì.
Chế độ ăn thuần chay cắt bỏ hoàn toàn các sản phẩm động vật, bao gồm thịt, trứng, phó mát và sữa... Chế độ ăn uống này đã được chứng minh rằng nếu được thực hiện đúng có thể đem lại lợi ích là giảm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và lượng đường tiêu thụ của cơ thể.
Điều này không chỉ sẽ làm gọn vòng eo, mà còn làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và thận.
Xuất phát từ nhu cầu này, không ít công ty chế biến thực phẩm đã sản xuất ra các sản phẩm thay thế thịt động vật từ chính thực phẩm thực vật (thịt giả).
Thế nhưng, đồ ăn chay giả thịt có tác dụng phụ tiêu cực là khiến người ăn mệt mỏi và đầy hơi. Có khoảng 2.500 khiếu nại cho rằng thực phẩm chay có thể gây phản ứng phụ như buồn nôn và dị ứng.
Các chuyên gia y tế là Maria Bella (người sáng lập của Top Balance Nutrition ở NYC) và Nikki Ostrower (chuyên gia dinh dưỡng của NAO Wellness) phát hiện ra rằng ngày càng nhiều người đã từ bỏ chế độ ăn thuần chay này và ăn thịt trở lại.
Nguyên do là vì những phản ứng tiêu cực mà họ gặp phải khi ăn thuần chay, bao gồm mệt mỏi, đầy hơi, bị thiếu năng lượng và tăng cân.
Maria Bella là một nhà dinh dưỡng. Khi quyết định ăn thuần chay lần đầu tiên, cô đã nghĩ rằng mình sẽ bỏ xa các sản phẩm từ động vật. Nhưng đến một ngày, cô nhận ra rằng chế độ ăn kiêng mà mình đang theo đuổi không cung cấp cho cơ thể những thức ăn lành mạnh cần thiết.
Chuyên gia dinh dưỡng Maria Bella (trái) và chuyên gia dinh dưỡng Nikki Ostrower (bên phải) đều đưa ra lời khuyên cần chú ý khi ăn chay.
Chuyên gia dinh dưỡng Maria Bella bỏ ăn chay sau 2 năm vì cô cảm thấy mình ăn quá nhiều thực phẩm chay giả thịt.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, MSG là một chất tăng hương vị được thêm vào thực phẩm và các loại thịt chế biến sẵn. Những loại đồ ăn chay giả thịt thường được cho quá nhiều muối, dẫn đến huyết áp cao, các bệnh tim mạch và tăng cân.
Các đồ ăn chay chế biến giả thịt thường có chứa nhiều bột ngọt (MSG) và thậm chí cả nấm mốc, có thể gây tổn hại cho sức khỏe.
Nhiều bệnh nhân còn bị dị ứng, phản ứng phụ như buồn nôn, tiêu chảy và thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chuyên gia dinh dưỡng Maria Bella và chuyên gia dinh dưỡng Nikki Ostrower khuyến cáo bệnh nhân nên bỏ kiểu ăn chay vì cảm thấy đồ ăn chay không lành mạnh cho sức khỏe.
Đồ chay chế biến sẵn có thể khiến cơ thể cạn kiệt các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác.
Ostrower đã khảo sát một số khách hàng bỏ chế độ ăn chay để ăn những đồ dinh dưỡng thông thường. "Một số người thiếu năng lượng, bắt đầu có dấu hiệu thèm đồ ngọt. Một số bị đau nửa đầu”. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thực phẩm bạn ăn là không phù hợp.
Carbohydrate và các sản phẩm đậu nành chế biến trong các sản phẩm giả thịt có thể không chỉ gây phản ứng bất lợi mà còn làm giảm các chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể.
Ông Ostrower nói: "Chúng có thể khiến cho cơ thể bị cạn kiệt các khoáng chất và chất dinh dưỡng vi mô, bao gồm magiê và amino axit. Trong khi đó, các axit amin là những chất cần thiết cho protein".
Thịt nạc, cá, trứng và sữa rất giàu axit amin, vì vậy những người ăn chay thường chuyển sang các sản phẩm giả thịt để có được chất đạm đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có thể cung cấp sự thay thế lành mạnh mà mọi người cần.
Chuyên gia dinh dưỡng Bella còn khuyên, nếu ăn chay, mọi người cố gắng ăn nhiều thực phẩm tươi và tránh các loại thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn dưới bất kỳ hình thức nào. Đồ chay chế biến sẵn có thể khiến cơ thể cạn kiệt các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác.
(Theo Dailymail)
Trí thức trẻ