Chuyên gia Kinh tế lao động ILO: Việt Nam không cần thêm nhiều việc làm, nhưng cần thêm việc làm tốt hơn!
Tính trung bình, các nước thu nhập trung bình cao có tỷ trọng việc làm kỹ năng thấp tương đồng với Việt Nam (32%), tỷ trọng việc làm kỹ năng trung bình lớn hơn (48%), và tỷ trọng việc làm kỹ năng cao lớn hơn rất nhiều (ở mức 20%, cao gần gấp đôi Việt Nam).
- 02-12-2019Bloomberg: Sản xuất toàn châu Á hồi phục, PMI Việt Nam "nhảy" từ 50 lên 51, Thái Lan giảm xuống còn 49,3
- 02-12-2019Reuters: Lọc dầu Dung Quất ký thỏa thuận mua 5 triệu thùng dầu thô năm 2020 từ SOCAR
- 02-12-2019Nikkei: Nông trại châu Á cách mạng công nghệ trong bối cảnh nhân công ngày càng khan hiếm
Theo báo cáo "Việc làm thỏa đáng và các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam" của ILO, kinh tế Việt Nam đang tạo ra ngày càng nhiều việc làm cần kỹ năng trung bình và kỹ năng cao.
Báo cáo đã chỉ ra rằng tăng trưởng việc làm trung bình hàng năm của Việt Nam trong thập kỷ qua tập trung vào nhóm việc làm cần kỹ năng trung bình và cao.
Thống kê phân bổ việc làm theo mức kỹ năng của Việt Nam cho thấy hơn một nửa (53%) số việc làm trên cả nước là việc làm cần kỹ năng trung bình, và 12% đòi hỏi kỹ năng cao. Số còn lại (36%) là việc làm kỹ năng thấp.
"So sánh cơ cấu này với các quốc gia có thu nhập trung bình cao – nhóm Việt Nam mong muốn được gia nhập vào năm 2030 – cho thấy những điểm khá thú vị," bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế lao động của ILO Việt Nam, đồng tác giả của báo cáo, chia sẻ.
Tính trung bình, các nước thu nhập trung bình cao có tỷ trọng việc làm kỹ năng thấp tương đồng với Việt Nam (32%), tỷ trọng việc làm kỹ năng trung bình lớn hơn (48%), và tỷ trọng việc làm kỹ năng cao lớn hơn rất nhiều (ở mức 20%, cao gần gấp đôi Việt Nam).
Theo báo cáo này, Việt Nam đang sở hữu dân số đặc biệt năng động, với tỷ lệ tham gia thị trường lao động ở mức hơn 70% đối với phụ nữ (so với mức trung bình 48% trên thế giới), và 81% với nam giới.
Việc làm trong ngành sản xuất đã và đang tăng với tốc độ rất cao tại Việt Nam, kể từ năm 2014 luôn ở mức cao hơn mức chung của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
"Việt Nam không cần thêm nhiều việc làm, nhưng cần thêm việc làm tốt hơn," bà Barcucci cho biết. "Tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Tuy nhiên, chất lượng việc làm lại đang là một thách thức."
Việc làm dễ bị tổn thương đang trên đà giảm dần nhờ vào xu hướng công nghiệp hóa và tăng số lượng việc làm trong ngành sản xuất. Nhưng vào năm 2018, vẫn có tới 54% người lao động đang làm những công việc dễ bị tổn thương. Nhóm việc làm này đặc thù là thường không có sự bảo vệ và thu nhập thường rất thấp. Cải thiện chất lượng việc làm trong nhóm việc làm này của thị trường lao động cần phải trở thành một ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu hiện đại hóa kinh tế xã hội.