MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia: Nới lỏng chính sách tiền tệ không nên là ưu tiên trong giai đoạn hiện nay

08-05-2018 - 20:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Các chuyên gia cho rằng, điểm tích cực quan trọng trong điều hành CSTT gần đây là đã thay đổi nhận thức về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Đây là chỉ tiêu định hướng chứ không phải là chỉ tiêu pháp lệnh bắt buộc NHNN phải bơm tiền ra.

Ông Nguyễn Xuân Thành
Ông Nguyễn Xuân Thành
Giảng viên Chính sách Công- Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Nhà nghiên cứu của Viện Rajawali về Châu Á tại Trường Harvard Kennedy
23 bài viết

Tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng sáng ngày 8/5/2018, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, trong nhiệm kỳ 2016-2020, công tác điều hành của NHNN hiện đã có những thành tựu và bước đi phù hợp. "Trong năm 2017 là năm mà NHNN đã tập trung xây dựng thể chế, cụ thể đã ban hành Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, đồng thời đã sửa Luật các tổ chức tín dụng và đã thông qua vào tháng 10/2017. Tính đến thời điểm này các văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước trong tài chính ngân hàng đã làm được", ông Kiên nói.

Ngoài ra, điểm tích cực nữa trong điều hành CSTT là đã thay đổi nhận thức, như chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu định hướng, không còn là pháp lệnh bắt buộc NHNN phải bơm tiền ra.

Ông Phạm Thanh Hà – Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ cho biết, năm 2017, NHNN đề ra tăng trưởng tín dụng vào khoảng 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng 16%, dựa trên những mục tiêu và Chính phủ đặt ra nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Thực tế, tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu trung gian để thực hiện các mục tiêu cuối cùng. 

Cuối tháng 4, tăng trưởng tín dụng đạt trên 5%, theo vị đại diện NHNN thì đây là mức hợp lý đảm bảo ổn định an toàn hệ thống. Ông Hà cho rằng, mức này thể hiện tăng trưởng đã khá đều ngay từ đầu năm cho thấy nền kinh tế đã ổn định hơn nhiều so với những năm trước. Trong đó tín dụng chủ yếu hướng vào sản xuất kinh doanh, hạn chế đối với các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản.

Ngoài ra, trong chính sách điều hành, ông Nguyễn Xuân Thành, GĐ Phát triển, Trường Đại học Fulbright VN cho rằng nới lỏng chính sách tiền tệ không nên là ưu tiên chính sách trong giai đoạn hiện nay. Ông cho rằng tăng trưởng quý I/2018 hiện nay là rất tốt, sức cầu trong nền kinh tế tốt, xuất khẩu tốt, sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo trong nước tăng trưởng tốt, tăng 14% tổng mức bán trong 4 tháng đầu năm; hàng hóa dịch vụ tăng 9,5%, trong khi lạm phát có 2,82 %.

"Chính sách điều hành của NHNN là vừa phải thận trọng, ổn định và lại phải hỗ trợ tăng trưởng. Tăng trưởng hiện nay đã tốt rồi và cần chú ý tới vấn đề từ tăng trưởng tốt sang quá nóng, đặc biệt là thị trường tài sản.", ông Thành nhấn mạnh. 

Bên cạnh tín dụng thì điều hành tỷ giá trong chính sách tiền tệ là một trong những vấn đề được quan tâm. Tiến sĩ Phan Minh Ngọc cho rằng, ổn định tỷ giá trong năm nay hoàn toàn không phải là vấn đề khi có nguồn vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp từ nước ngoài tốt, lạm phát, lãi suất ổn định,… Tuy nhiên, theo ông Ngọc, còn có một rủi ro là khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào mạnh, nếu không linh hoạt và chặt chẽ thì có thể khiến tiền đồng lên giá so với USD và các tiền tệ khác trên thế giới, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường.

Ngọc Toàn - Diệp Trần

Theo Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên