Chuyên gia quốc tế: 'Nhiều DN còn chưa ứng dụng công nghệ cơ bản, chứ đừng nói là công nghệ lớn!'
Theo đại diện WB, điều rất quan trọng là làm thế nào để đưa số lượng lớn các doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định về ứng dụng công nghệ, sử dụng những quy trình số hóa đơn giản nhất trong quá trình kinh doanh.
- 09-11-2021Ngân sách trung ương hụt thu hơn 29.000 tỷ, vậy cơ cấu thu ngân sách tăng trưởng ở đâu?
- 09-11-2021Lương cơ sở năm 2022 có tăng không?
- 09-11-20215 năm, Việt Nam tăng 16 bậc trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu ngành công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế dần phục hồi hậu COVID-19, câu hỏi đặt ra là, cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ ra sao? Liệu Việt Nam có lựa chọn chính sách hỗ trợ "người thắng cuộc" hay hỗ trợ công nghệ?
Trong khuôn khổ hội thảo chuyên đề 1: Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thuộc chuỗi các hội thảo chuyên đề của Diễn đàn Cấp cao thường niên dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương diễn ra ngày 9/11, ông Gaurav Nayyar, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, trong bối cảnh Việt Nam đang ở bước ngoặt của lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cần có sự phân biệt khi nói đến công nghệ.
"Nhắc đến công nghệ thì mọi người thường nói đến công nghệ tiên tiến, những nghiên cứu phát triển lớn, hay các doanh nghiệp tiên phong. Song thực tế, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ứng dụng những công nghệ cơ bản, chứ đừng nói là công nghệ lớn", vị chuyên gia cho biết.
Đại diện WB nói thêm: "Hãy nghĩ về in 3D đi, robot đi. Hiện chỉ một vài công ty lớn đang áp dụng công nghệ này. Cho nên, điều rất quan trọng là làm thế nào để đưa số lượng lớn các doanh nghiệp đạt đến một trình độ nhất định về ứng dụng công nghệ, sử dụng những quy trình số hóa đơn giản nhất trong quá trình kinh doanh".
"Tôi nghĩ đây có thể ví như việc chúng ta "hái những quả thấp, dễ trước", và Nhà nước cần tập trung vào khía cạnh này. Bên cạnh đó, thị trường cũng là một vấn đề. Hơn nữa, nếu khó khăn tiếp cận về mặt tài chính thì làm sao đầu tư công nghệ được?", ông Gaurav đặt vấn đề.
Liên quan đến việc lựa chọn hay ủng hộ "người thắng cuộc", ông khẳng định, điều này còn phân biệt giữa các ngành nghề khác nhau. "Hàng thập kỷ nay. nhiều người vẫn có niềm tin sai lầm rằng công nghiệp hóa thì phải ủng hộ cho 'người thắng cuộc' trong ngành sản xuất chế tạo. Nhưng dịch vụ cũng là một phần quan trọng. Do vậy, khi ứng dụng công nghệ, chúng ta cần cân nhắc vào mỗi ngành khác nhau", ông kết luận.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
- Lần đầu tiên trong lịch sử tăng trưởng âm, chiến lược phát triển tiếp theo của TPHCM sẽ như thế nào?
- Chuyển đổi số doanh nghiệp: Yếu tố then chốt thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
- Đại sứ Israel giải mã việc VinFast rót vốn vào startup Israel, TH True Milk nhận công nghệ từ Israel và tác động đối với startup Việt
- Phó TGĐ VPBank Phùng Duy Khương: “Các ngân hàng phải thông minh hơn”
- Lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng ngày càng tăng