Chuyên gia: Tránh nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập
Các chuyên gia cho rằng, dù đã có nhiều giải pháp tiền tệ được đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế, song mức độ thẩm thấu thực tế vẫn chưa cao. Thời gian tới, chính sách tiền tệ cần phải tăng tiếp cận vốn và cẩn trọng với diễn biến lạm phát và tỷ giá.
- 13-07-2023Hiệp hội ngân hàng kêu gọi các tổ chức tín dụng giảm thêm 1,5 - 2% lãi suất cho vay với cả các khoản dư nợ cũ và mới
- 12-07-2023Trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng có thể về 4% vào cuối năm
- 12-07-2023Đâu là mức lãi suất phù hợp để cung và cầu tín dụng bất động sản gặp nhau?
-
Có lẽ Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách giảm lãi suất lúc này dựa trên dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ giảm mà không quá quan tâm tới việc FED sẽ tăng bao nhiêu điểm % trong kỳ họp tới, bởi vì mục tiêu trợ giúp cho nền kinh tế quan trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát trong nước có dấu hiệu giảm dần
-
Giả sử với biên lãi suất khoảng 3% thì các ngân hàng thương mại ước chừng có 6.000 tỷ đồng lợi nhuận từ dòng tiền KBNN gửi
Tại hội thảo: “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức, PGS.TS Phạm Thế Anh – Giảng viên trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trình bày tham luận. Trong đó, ông có đề cập đến việc đang có nhiều hạn chế khiến nhà điều hành khó có thể tiếp tục nới rộng hơn các chính sách tiền tệ. Đồng thời, các giải pháp này đã chạm đến điểm tới hạn trong việc hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Cụ thể, hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP và Cung tiền M2 trên GDP vẫn còn ở mức cao dù đã có những năm khống chế tín dụng và tăng trưởng cung tiền; lạm phát vẫn đang giảm chậm; đảm bảo lãi suất thực dương tiếp tục có không ít thách thức; các quốc gia trên toàn cầu đang thắt chặt tiền tệ, trong khi Việt Nam lại tiến hành giảm lãi suất đang tạo ra áp lực không nhỏ lên tỷ giá; chính sách tiền tệ ít hiệu quả khi doanh nghiệp vẫn chưa lạc quan về tình hình kinh tế; đang là những hạn chế lớn khiến các giải pháp tiền tệ khó có thể tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn.
“Thời gian tới, cần phải hạ lãi suất cho vay, đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn cho nền kinh tế. Điều này sẽ góp phần kích thích các thị trường tài sản và nhu cầu tiêu dùng phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến vấn đề cung tiền, tránh hiện tượng bong bóng tài sản, lạm phát, ảnh hưởng tỷ giá”, ông Phạm Thế Anh khuyến nghị
Vị chuyên gia nói thêm, nhà điều hành không nên nôn nóng hạ lãi suất chính sách dồn dập, nên khống chế cung tiền ở mức 10%. Ngoài ra, nên tập trung nhiều hơn vào các chính sách tài khóa như đầu tư công, giảm thuế, hỗ trợ an sinh xã hội để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Tham luận của PGS.TS Nguyễn Đức Trung – Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh tại chương trình cũng đồng tình với quan điểm dư địa của chính sách tiền tệ sẽ không còn nhiều so với chính sách tài khóa. Vì hiện vẫn tồn tại những nhân tố khiến loại chính sách này khó mở rộng như nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn còn diễn biến phức tạp, lạm phát có khả năng quay lại trong nửa cuối năm 2023; tỷ giá đang có đang chịu không ít áp lực.
“Như vậy chính sách tiền tệ nên hướng đến 3 nội dung 1) ổn định hệ thống ngân hàng, giải quyết vấn đề nợ xấu; 2) lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn theo nguyên tắc thị trường, ngoại trừ các lĩnh vực ưu tiên hay hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa; 3) NHTW phải ổn định tỷ giá, để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định”, ông Trung khuyến nghị.
Ngoài ra, bài tham luận của Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng cũng dự báo về kết quả kinh doanh của các ngân hàng thời gian tới. Theo đó, khi có những biến động lớn có tác động không tích cực đến kinh tế vĩ mô như vừa qua, các quốc gia trên thế giới đều tiến hành điều chỉnh thời gian trả nợ. Do đó, tín dụng và thu nhập của các nhà băng không bị giảm sốc. Thêm nữa, gần đây các ngân hàng phát triển nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, hoạt động này có tăng trưởng cùng chiều với sự phát triển của thương mại điện tử, từ khi đại dịch xảy ra. Do đó, nhìn chung lợi nhuận ngành ngân hàng có giảm, song chậm hơn so với phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách cơ cấu nợ là có thời hạn và không kéo dài. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn chưa tìm được hướng để thoát khỏi tình trạng ách tắc hiện tại. Do đó, thời gian tới, có thể cả doanh nghiệp và ngân hàng đều khó khăn.
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: FTalk - Chuyên gia talk
Xem tất cả >>- VDSC: Phát hành tín phiếu không phải là tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ, nhưng không gian để nới lỏng thêm tương đối hạn chế
- Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023, 2024
- Tỷ giá tăng cao: ‘kẻ cười, người khóc’
- Liệu có cơ hội đầu tư cổ phiếu bảo hiểm khi lãi suất tiền gửi giảm sâu?
- Lãi suất tiết kiệm chạm đáy, người dân 'đổ tiền' vào đâu?