Chuyện lạ của khu Đông Hà Nội thời bất động sản xuống giá
Nhắc đến khu Đông Hà Nội giới BĐS liên tưởng ngay đến một diện mạo mới của Hà Nội mở rộng song song với câu chuyện "nóng" về thị trường BĐS bởi đây là khu vực mà BĐS biến động mạnh mẽ về giá. Giữa bối cảnh thị trường hạ nhiệt, BĐS khu Đông vẫn tạo nên sự sôi động nhất định trên thị trường.
Trong vòng xoáy "thanh lọc" của thị trường bất động sản, đất nền vẫn được đánh giá là một trong những phân khúc sôi động. Tuy nhiên đến hiện tại, mức giá ghi nhận không còn tăng nóng so với hồi đầu năm 2022. Đất nền nhiều khu vực, đặc biệt các tỉnh lẻ có xu hướng hạ nhiệt, quay đầu giảm nhẹ.
Theo chia sẻ của nhiều sàn môi giới ở các thị trường Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên…thời gian gần đây số lượng cuộc gọi, tin nhắn đưa đi xem đất nền giảm rõ rệt, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn chia sẻ họ muốn bỏ, rút tiền cọc, không giao dịch bởi đất nền đang ở đỉnh của một chu kỳ tăng giá. Giá đất đã được đẩy lên cao, cơ bản F0 đã xuống tiền, hàng đọng chưa đẩy được đi.
Ông Trần Khánh Quang - chuyên gia tài chính, bất động sản cho rằng thị trường bất động sản ở các tỉnh đang hạ nhiệt, không còn sôi động như trước vì hầu hết các nhà đầu tư lớn, những người nhiều tiền từ 20-30 tỉ đồng trở lên đã rút từ sớm, họ chuyển sang trú ẩn vào những phân khúc bất động sản còn dư địa tăng giá, dễ giao dịch như nhà phố, đất nền ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP HCM.
Quan sát thực tế trên thị trường BĐS thời gian vừa qua đã xuất hiện một hiện tượng lạ, trong khi toàn thị trường BĐS "hạ nhiệt" thì khu Đông Hà Nội lại là khu vực sôi động đặc biệt, trở thành vùng trũng thu hút tiền trên thị trường. Trong 6 tháng đầu năm, các dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư tên tuổi như Vinhomes, Ecopark, Masterise đã khuấy động thị trường mạnh mẽ, trở thành vùng trũng hút tiền của hàng nghìn nhà đầu tư.
Bước sang quý 3, đây cũng là khu vực hiếm hoi có nguồn cung mới trong bối cảnh thị trường khan hàng. Một trong những nhà đầu tư mới là chủ Đầu tư Thiên Minh Đức cũng gây chú ý trên thị trường với sản phẩm biệt thự, liền kề của dự án Highway5 Residences nằm ngay lõi trung tâm hành chính của "quận Gia Lâm tương lai" đã hoàn thiện xây thô 4/5 tầng. Theo thông tin của chủ đầu tư, một số lô shophouse, liền kề mặc dù mới chuẩn bị ra mắt nhưng số lượng khách hàng quan tâm đến dự án đã vượt số lượng hàng bán ra đợt đầu.
Tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện dự án này đưa ra mức giá mở bán chỉ từ 134 triệu đồng/m2, mềm hơn so với một số dự án đang bán ở ngưỡng 170 triệu ở khu vực này. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản kén giao dịch, mức giá này được xem thấp hơn rất nhiều so với mức 200-300 triệu đồng/m2 của một dự án lớn cũng tại khu vực Gia Lâm được chủ đầu tư ra hàng hồi cuối năm 2021.
Nguồn cung thấp tầng của Hà Nội trong 6 tháng đầu năm chủ yếu tập trung ở khu Đông.
Lý giải hiện tượng lạ cho thị trường BĐS khu Đông Hà Nội thời gian vừa qua, các chuyên gia cho biết sự trỗi dậy của hạ tầng đã thúc đẩy mạnh mẽ cho khu vực này. Cụ thể, trong khoảng 2 năm trở lại đây, các nhà đầu tư BĐS dành sự quan tâm đặc biệt tới khu vực phía Đông Hà Nội, đặc biệt là phân khúc đất nền thấp tầng bởi cơ sở hạ tầng khu vực ngày càng được chú trọng đầu tư và định hướng phát triển đô thị về phía Đông của Thành phố. Đặc biệt, Gia Lâm chủ trương lên quận trong 2 năm tới đã thúc đẩy mạnh mẽ sự quan tâm của nhà đầu tư về khu vực này.
Tính đến cuối năm 2022, Gia Lâm đạt 25/27 tiêu chí để dẫn đầu cuộc đua lên quận sớm vào năm 2023. Nhiều dự án có mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng đang được thành phố đẩy nhanh tiến độ như: đường nối Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng; đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi…Đặc biệt, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với chiều dài 3,5km, rộng gần 20m cùng 4 làn xe dự kiến được đưa vào sử dụng vào năm 2023. Sau khi hoàn thành, cầu sẽ khớp nối với đường vành đai 2 trên cao, tạo ra trục giao thông xuyên suốt từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Cùng với hạ tầng đồng bộ đã hoàn thiện như: Nút giao Cổ Linh, đường Lý Thánh Tông, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Gia Lâm là một trong những khu vực có hệ thống giao thông đồng bộ và đa dạng bậc nhất Thủ đô với nhiều trục giao thông kết nối xuyên suốt khu vực phía Đông với các quận huyện, tỉnh thành lân cận. Cùng với đó, khu Đông sắp xuất hiện quảng trường ga Metro số 8. Đây là một phần của mạng lưới đường sắt đô thị dài 318 km, nối liền phía Đông Hà Nội với các khu vực còn lại.
Hạ tầng khu Đông được đầu tư đã tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt là Gia Lâm. Theo nhiều chuyên gia, phần lớn người mua nhà luôn ưu tiên bất động sản có vị trí thuận tiện, kết nối tới khu vực lân cận đa dạng, đặc biệt là khu vực sắp lên quận luôn là "điểm vàng" trong mắt nhà đầu tư. Do đó, những bất động sản nằm ở vùng lõi hưởng lợi từ các công trình giao thông lớn đồng bộ như Gia Lâm và khu Đông Hà Nội có nhiều lợi thế tăng giá trong tương lai.