Chuyên trang ẩm thực quốc tế đi tìm sức hút của món chả lụa Việt Nam
Trang The Tasting Table đã có bài viết về món chả lụa Việt Nam, nhận định rằng món ăn này có nguồn gốc từ thế kỷ 19.
- 10-07-2023Sớm biết 3 điều này ngoài vấn đề tài chính, khi nghỉ hưu tôi đã không phải đau đáu...
- 10-07-2023Hiện tượng lạ: Chỉ ‘ngồi nhà’, người dân Trung Quốc cũng có thể khiến kinh tế 5...
- 10-07-2023Vị thế vua TMĐT của Amazon bị đe dọa bởi startup 11 năm tuổi: Bán mọi thứ từ...
Theo trang The Tasting Table, trong suốt quá trình hội nhập và phát triển, nền ẩm thực của các quốc gia ngày nay được định hình thông qua giao thoa, vừa chịu ảnh hưởng từ bên ngoài và vừa lan tỏa nhiều bản sắc nội sinh. Trang Culture Trip lưu ý, tại Việt Nam, nhiều giá trị châu Âu từ thế kỷ 19 đã hòa nhập vào nền ẩm thực hiện đại. Từ bánh mì baguette đến loại bánh mì Việt hiện tại, hay việc tiêu thụ cà rốt, khoai tây và rau măng tây hiện nay, có thể thấy sự ảnh hưởng khá đáng kể.
Theo đó, ảnh hưởng của phương Tây cũng được thể hiện trong món chả lụa (còn có tên gọi khác là giò lụa) Việt Nam, một loại thịt xay từ lợn được gói trong khuôn phổ biến khắp cả nước. Chỉ với vài nguyên liệu chính, đây là một món ăn dễ làm. Tuy nhiên, người dùng rất quan tâm đến tay nghề thủ công của người chế biến. Trang Vietnam.com giải thích rõ, giò lụa vừa là một món quan trọng trong bàn ăn ngày Tết, ngày lễ của người Việt ở mọi vùng miền, nhưng cũng là một trong những món ăn chính có thể thưởng thức hàng ngày. Và trang The Tasting Table đi sâu vào lý giải sức hút này, trả lời cho câu hỏi: Điều gì đã làm nên sự quyến rũ của chả lụa?
Chả lụa là gì?
Chả lụa, còn được gọi là giò ở các tỉnh phía Bắc, có kết cấu phần nào giống với xúc xích của phương Tây. Loại phổ biến nhất là được làm từ thịt lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngọt để tạo nên mùi thơm, hương vị đậm đà và độ dẻo dai của chả. Đầu tiên, thịt nạc thăn và thịt nạc mông lợn được giã cho đến khi đủ nhuyễn. Hỗn hợp này sẽ được thêm gia vị, quan trọng nhất là nước mắm, vừa đủ, và sau đó gói kín trong lá chuối và đem hấp. Theo trang Vietnamenu, món ăn này có hàm lượng protein cao và được sử dụng kết hợp trong nhiều món ăn, có thể ăn kèm bún, súp, và là một loại nhân phổ biến trong món bánh mì.
Kết cấu của thịt đặc biệt quan trọng vì phương pháp giã sai dẫn đến thành phẩm không ngon. Ngoài ra, quá trình hấp phải đảm bảo kín hơi để hương vị món ăn được giữ nguyên.
Cách làm chả lụa
Ở Việt Nam, chả lụa hiếm khi được làm tại nhà mà thường sẽ mua từ những người chuyên bán các loại giò chả tại chợ địa phương. Theo truyền thống, thịt được giã trong cối và chày bằng tay trong vài giờ, nhưng ngày nay, đã có loại máy thay thế cho công đoạn giã tay này. Trang Cuisine of Vietnam ghi chú, để bảo đảm hương vị như nguyên bản của người Việt, người làm cần ướp hỗn hợp thịt lợn thái lát mỏng với nước mắm và để trong ngăn đá trong hai giờ. Sau đó, đưa hỗn hợp này vào máy nghiền và cho thêm nước mắm và tinh bột sắn để thịt xay ra có độ nhuyễn phù hợp. Bước cuối là cuộn thịt xay trong lá chuối và hấp.
Đối với những người muốn làm chả lụa nhanh chóng tại nhà, hãy chọn thịt lợn nạc để thịt dễ nhuyễn hơn. Thịt sẽ được xay nhuyễn trong máy xay gia đình và kết hợp các hương liệu như nước mắm, tiêu trắng, dầu mè và tinh bột sắn để làm đặc thịt. Các thành phần được thêm vào máy trộn và tiếp tục xay cho đến khi hỗn hợp hoàn hảo. Sau đó gói hỗn hợp thịt này trong lá chuối và buộc lại bằng dây lạt. Có thể luộc trong 45 phút hoặc hấp trong một giờ để ra được thành phẩm hoàn hảo, The Tasting Table dẫn chia sẻ của trang blog ẩm thực Sift and Simmer.
Cách bảo quản và thưởng thức chả lụa
Chả lụa tự làm sẽ để được khoảng một tuần ở nhiệt độ phòng, nhưng tốt hơn hết nên bảo quản trong tủ lạnh. Các gói chả được bọc kín sẽ để được lâu hơn, có thể lên đến ba hoặc bốn tuần trong tủ đông. Tại Mỹ và phương Tây, các thương hiệu chả lụa nổi tiếng có thể được tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa châu Á, đặc biệt là những cửa hàng chuyên về Việt Nam. Các cuộn chả được gói trong lá chuối sẽ có hương vị ngon nhất và thực khách không nên quên kiểm tra nhãn để biết rõ về nguyên liệu. Như trang ẩm thực Cooking with Lane lưu ý, một số loại chả có vị cay hoặc chứa các hương liệu không mong muốn.
Sau khi mua về, chả lụa được thái thành lát/miếng nhỏ và dễ dàng ăn cùng nhiều món ăn khác. Ngoài món bánh mì phổ biến, chả lụa cũng rất hợp với cơm cuộn, bánh cuốn, bánh nếp, bánh dày và bún bò Huế. Trang The Ravening Couple chia sẻ thêm là khi chiên chả lụa vàng đều và ăn cùng nước chấm ớt, món ăn này rất hợp với cơm. Tính linh hoạt và hương vị của chả lụa khiến món ăn này trở thành một món ăn chính trong nền ẩm thực Việt Nam.
Tổ Quốc