Citi: Trung Quốc thành ‘nơi trú ẩn tương đối an toàn’ giữa khủng hoảng ngân hàng toàn cầu
Ảnh: Getty Images
Các nhà kinh tế tại Citi cho biết những bất ổn gần đây xung quanh lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu đang biến Trung Quốc thành “nơi trú ẩn tương đối an toàn” trong năm 2023.
- 25-03-2023Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chỉ ra thế mạnh đặc biệt giúp Việt Nam bùng nổ và trở thành thị trường trực tuyến sôi động nhất khu vực
- 25-03-2023Số phận TikTok treo lơ lửng
- 25-03-2023Binance bất ngờ tạm dừng giao dịch?
Năm ngoái, tâm lý các nhà đầu tư chịu áp lực trước các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và các quy định không chắc chắn. Hiện tại, cả hai vấn đề này đều đang được giải quyết.
Các nhà kinh tế học cho rằng Trung Quốc có thể là một ngoại lệ so với các quốc gia khác trên toàn cầu khi phát triển nhanh chóng. Điều này mang lại cho Trung Quốc “hàng rào” bảo vệ sự tăng trưởng. Trong khi đó, các nền kinh tế ở Mỹ và châu Âu phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn về tài chính.
Xiangrong Yu, người dẫn đầu một nhóm các nhà kinh tế về Trung Quốc tại Citi, cho biết rằng sự căng thẳng trong ngành ngân hàng toàn cầu đã củng cố luận điểm rằng Trung Quốc có thể là một nơi an toàn trong năm nay.
Cố phiếu ngân hàng tại Mỹ tiếp tục biến động trong tuần này. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết các quan chức sẵn sàng thực hiện “các hành động bổ sung nếu cần” để ổn định các ngân hàng.
Tình trạng này xảy ra sau khi 3 ngân hàng khu vực của Mỹ sụp đổ đột ngột. Chưa dừng lại ở đó, vào tuần trước, ngân hàng UBS tiếp quản Credit Suisse, gây chấn động toàn ngành tài chính tại Thuỵ Sĩ.
Hỗ trợ về chính sách
Các chuyên gia kinh tế của Citi cho rằng ít nhất Trung Quốc có thể là một nơi ‘trú ẩn tương đối an toàn’ nhờ mức tăng trưởng cao, tình hình tài chính lành mạnh, quy định về chính sách và chu kỳ kinh tế chính trị mới.
Những động thái mới nhất như ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho thấy “chính sách hỗ trợ trong bối cảnh biến động toàn cầu”.
“Có lẽ từ những bài học kinh nghiệm mà Mỹ đã trải qua, PBOC thận trọng hơn trong việc nới lỏng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Và họ có thể nhanh chóng chuyển sang chế độ quan sát khi tăng trưởng trở lại đúng hướng,” các nhà kinh tế tại Citi viết.
Họ cũng lưu ý rằng việc Bắc Kinh quyết tâm ngăn chặn rủi ro nợ của chính quyền địa phương là một ví dụ về nỗ lực giảm bớt rủi ro tài chính.
Đồng nhân dân tệ được củng cố
Do GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng tương đối tốt trong năm nay, các nhà kinh tế nhận thấy đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng giá.
Họ viết: “Với những tác động ngoài ý muốn và không mong muốn từ việc tăng lãi suất mạnh đang diễn ra ở nước ngoài, dòng vốn sẽ tiếp tục chảy vào Trung Quốc… Chúng tôi kỳ vọng nhân dân tệ sẽ ở mức 6,6 CNY/USD trong vòng 6-12 tháng tới”.
Đồng bạc xanh giảm càng giúp củng cố quan điểm này. Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm 22/3 chỉ ra rằng lộ trình tăng lãi suất sắp kết thúc. Chỉ sau một đêm, đô la Mỹ giảm sâu.
Môi trường pháp lý 'tích cực'
Giám đốc tài chính Lawrence Lok của công ty quản lý tài sản Hywin nói rằng bối cảnh ở Trung Quốc rất khác so với những gì đang xảy ra ở Mỹ và các quốc gia khác. Công ty của ông nhận thấy Bắc Kinh đang nỗ lực nhằm giúp các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường địa phương.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường