CNBC: Đại dịch sẽ đẩy hầu hết các nền kinh tế vào tình trạng "ngủ đông" tới 6 tháng
Sự bùng nổ của virus corona sẽ đẩy các nền kinh tế trên toàn thế giới vào tình trạng đóng băng sâu với những biện pháp chưa từng thấy và thời gian áp dụng trong nhiều tháng.
- 30-03-2020Đại dịch Covid-19: Cuộc chiến "nghìn tỷ" của ông Trump và phe Dân chủ
- 30-03-2020Tokyo xuất hiện ổ dịch Covid-19 mới, Nhật Bản cấm du khách nhiều nơi nhập cảnh
- 30-03-2020Chống Covid-19: Malaysia giới hạn giờ hoạt động của nhà hàng, siêu thị và taxi
- 30-03-2020Nhân viên Amazon ở ổ dịch lớn nhất nước Mỹ đình công vì lo sợ Covid-19 lây lan
- 30-03-2020Các nhà đầu tư nước ngoài rút lượng vốn lớn khỏi Ấn Độ do COVID-19
Một cuộc khủng hoảng y tế đang bùng phát đang khiến nhiều quốc gia phải đóng cửa. Cùng với đó là những quy định hà khắc chưa từng có để hạn chế số ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hàng tỷ người đã bị ảnh hưởng bởi những biện pháp này. Chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã chịu nhiều tổn thất khi dịch bùng lên ở Trung Quốc, đang tiếp tục tê liệt khi nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng vì dịch.
Ở thời điểm hiện tại, thế giới có hơn 720.000 ca nhiễm Covid-19 với 34.018 trường hợp tử vong.
"Tôi nghĩ ngay bây giờ, vấn đề cơ bản là thử và cố làm thứ gì đó mà thế giới chưa từng thực hiện trước đây", ông Matthew Oxenford, người đứng đầu bộ phận phân tích về nước Anh tại Economist Intelligence Unit (EIU), chia sẻ. "Đó là hầu hết kinh tế sẽ duy trì tình trạng đóng băng sâu trong 3 tới 6 tháng".
Theo ông Oxenford, tất cả các nền kinh tế tiên tiến sẽ bị suy thoái trong năm nay. Các biện pháp đang được đưa ra để ngăn virus bùng phát, bao gồm việc đóng cửa các trường học, các bang hay cả quốc gia. Cùng với đó là những quy định ngặt nghèo về việc hạn chế tiếp xúc cũng như nghiêm cấm các cuộc tụ họp nơi công cộng.
Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận các biện pháp cách ly xã hội hiện nay sẽ cần phải duy trì đến ít nhất ngày 30/4 để ngăn dịch lây lan. Trước đây, Tổng thống Trump luôn muốn kinh tế sớm hoạt động trở lại để giảm thiểu những tổn thất, đồng nghĩa với khả năng nới lỏng các biện pháp này vào giữa tháng 4.
Các nhà phân tích tại Berenberg cũng tin rằng dịch bệnh sẽ khiến các nền kinh tế phát triển rơi vào suy thoái trong năm nay. Riêng Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ chứng kiến GDP giảm tới 3%. "Ít nhất từ tháng 3 đến tháng 5, dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ cho thấy sự co lại chưa từng có trong thời bình", các nhà phân tích nhận định. Ở Italy, con số này có thể tệ hơn với 7,5% GDP bị sụt giảm.
Trong cuộc họp báo hàng ngày về sự bùng phát virus corona ở Vương quốc Anh vào ngày 29/3, một quan chức y tế cấp cao nói rằng các biện pháp phong tỏa có thể kéo dài nhiều tháng. Khi tình hình trở nên khả quan hơn, chúng sẽ được gỡ bỏ dần chứ không phải được gỡ bỏ cùng lúc.
"Điều đó không có nghĩa là cả nước sẽ bị đóng cửa hoàn toàn trong 6 tháng nhưng điều đó đồng nghĩa rằng với tư cách của một quốc gia, chúng ta phải rất, rất có trách nhiệm và tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm cho tới khi chắc chắn rằng chúng ta có thể nới lỏng các biện pháp này", Jenny Harries, phó chánh văn phòng y tế của Anh, cho biết.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19