MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có 1 bí quyết sống thọ đơn giản, người Trung Quốc âm thầm áp dụng suốt 800 năm: Rất phù hợp với nhóm người này

20-07-2023 - 21:36 PM | Sống

Có 1 bí quyết sống thọ đơn giản, người Trung Quốc âm thầm áp dụng suốt 800 năm: Rất phù hợp với nhóm người này

Đây là thói quen vô cùng đơn giản, lại tiết kiệm chi phí, không chỉ phù hợp cho người lớn tuổi, mà còn tốt cho người ốm yếu suy nhược, trẻ em và phụ nữ.

‏Muốn sống thọ hơn, bạn nên nuôi dưỡng sức khỏe từ đôi chân của mình. Y học Trung Quốc cho rằng: bàn chân là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng, có thể coi là "bộ não thứ hai" của con người.‏

‏Nhưng bàn chân xa tim nhất, lượng máu từ tim cung cấp đến bàn chân rất ít, lớp mỡ dưới bề mặt bàn chân mỏng, khả năng giữ nhiệt tương đối kém. Vậy nên càng cần nuôi dưỡng đôi chân, nếu không sẽ sinh đủ bệnh, từ đau dạ dày, đau bụng, đau thắt lưng.‏

‏Một trong những động tác sống thọ được người Trung Quốc lưu truyền suốt 800 năm, đến ngày nay vẫn thường xuyên áp dụng, đó là thói quen nhón gót chân.‏

‏Theo lý luận của Y học cổ truyền Trung Quốc, từ ngón chân, gót chân đến cẳng chân và đùi trong đều là kinh mạch lá lách, gan và thận, được gọi là ba kinh mạch âm của bàn chân. Nhón gót chân thường xuyên có thể kích thích ba kinh mạch này, làm cho khí và huyết lưu thông, từ đó làm ấm các cơ quan nội tạng.‏

‏Nhón gót đã được sử dụng từ rất lâu đời trong thời cổ đại. Nó là một trong những động tác phổ biến trong bài bài tập Bát Đoạn Cầm - đây là bài khí công nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Kiễng chân 2-10 phút mỗi ngày có tác dụng khỏe xương cốt, kinh mạch, điều hòa nội tạng…‏

photo-1689755247956

‏Một trong những động tác sống thọ được Y học Trung Quốc lưu truyền đến ngày nay đó là thói quen nhón gót chân. Ảnh: Internet‏

‏Lợi ích lớn từ thói quen nhỏ‏

‏1. Cơ bắp săn chắc‏

‏Thường xuyên nhón chân có thể giúp phát triển sức mạnh cơ bắp chân, kéo dài cơ gan chân và dây chằng, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, chống té ngã, tăng sức bền khi đứng, đi lại, chạy và nhảy.‏

‏2. Bảo vệ trái tim‏

‏Tình trạng lưu thông máu cũng đòi hỏi áp lực từ chuyển động của cơ. Nhón chân có thể thúc đẩy quá trình hồi máu của chi dưới, cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch.‏

‏3. Bổ thận khí‏

‏Khi kiễng chân, bàn chân trước tác dụng lực, đế trước và ngón chân cái đóng vai trò hỗ trợ. Bên trong lòng bàn chân có ba kinh mạch là kinh thận, kinh can, kinh tỳ, kiễng chân có thể đả thông kinh mạch, khống chế khí đi lên, dưỡng thận, củng cố nền tảng sức khỏe của cơ thể.‏

‏4. Ngừa đau khớp‏

‏Khi ngồi, máu lưu thông quanh khớp chậm lại, hoạt động cơ bắp của chi dưới về cơ bản bị đóng lại, tốc độ trao đổi chất giảm 50%. Thường xuyên nhón chân có thể giúp tăng cường sự ổn định của khớp mắt cá chân, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch chi dưới, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và đau nhức khớp gối.‏

photo-1689755248755

‏Thường xuyên nhón chân có thể giúp tăng cường sự ổn định của khớp mắt cá chân, ngăn ngừa chứng đau nhức khớp. Ảnh: Internet‏

‏5. Phòng ngừa bệnh trĩ‏

‏Nếu nhón chân kết hợp với co rút hậu môn và nâng hông còn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ phát sinh.‏

‏Hành động cần thiết: hít vào và nâng hậu môn khi nhấc chân lên; thở ra và thả lỏng hậu môn khi hạ chân xuống.‏

‏6. Kích thích gan bàn chân‏

‏Kiễng gót chân là một động tác kích thích thích hợp, có thể ngăn chặn sự thoái hóa của lớp đệm gót chân và thúc đẩy sự hình thành lớp đệm bảo vệ mới.‏

‏Nhón gót thế nào cho đúng?‏

‏Động tác kiễng chân rất đơn giản, ngoài tư thế đứng, còn có thể áp dụng ngay cả khi ngồi, khi nằm, khi đi đều có tác dụng giữ gìn sức khỏe.‏

‏Khi đứng‏

‏Nhấc gót chân rồi hạ xuống, sao cho bàn chân chuyển động liên tục, để gót chân chạm đất nhịp nhàng.‏

‏Khi nhấc gót, thân thể đứng tự nhiên, hai cánh tay buông thõng tự nhiên, hai bàn chân hơi khép lại, gót chân nhấc lên, sau khi kiễng đến mức tối đa thì giữ thăng bằng ở vị trí này. Lúc này bắp chân căng lên, tạm dừng trong hai giây.‏

‏Khi tiếp đất, hai gót chân hơi khuỵu xuống trước, dần dần chụm gót 2 chân vào nhau một cách nhẹ nhàng.‏

‏Bạn có thể thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng và tối, tần suất kiễng chân nên khống chế ở mức 2-3 giây, mỗi lần kéo dài từ 1-5 phút, chỉ cần cảm nhận được hơi nóng ở lòng bàn chân.‏

‏Khi người già bắt đầu tập có thể bám vào bậu cửa sổ, lan can,… để tránh bị ngã, sau khi đã thành thạo có thể tập không cần chỗ vịn.‏

photo-1689755250743

‏Đứng kiễng chân sẽ giúp thúc đẩy lượng máu đi khắp cơ thể, giúp cải thiện khả năng đào thải độc tố, trì hoãn quá trình lão hóa của các cơ quan nội tạng, giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu và các triệu chứng thiếu máu, thiếu oxy cục bộ. Ảnh: Internet‏

‏Khi đi bộ‏

‏Kiễng chân, mỗi lần đi 30-50 bước, nghỉ ngắn, tùy theo thể trạng mà lặp lại nhiều lần. Có thể tự điều chỉnh tốc độ để phù hợp với cơ thể. Nếu bạn không thể giữ thăng bằng khi bắt đầu bài tập, bạn có thể dựa vào tường.‏

‏Lưu ý: Với người cao tuổi cần hạn chế vận động hay bệnh nhân loãng xương nặng, không nên nhón gót khi đang đi để tránh té ngã, có thể chọn tư thế ngồi hoặc nằm sẽ dễ dàng hơn.‏

‏Khi ngồi‏

‏Hai chân phân biệt, đùi thẳng, nhón gót đến mức tối đa, lặp lại 30 đến 50 lần. Có thể đặt 2 chai nước khoáng trên đùi để tăng trọng lượng và tự điều chỉnh tốc độ.‏

‏Khi nằm‏

‏Nằm ngửa, khép hai chân lại và duỗi thẳng, vươn dài bàn chân tạo thành tư thế đang kiễng. Bạn có thể thực hiện bằng cả hai chân hoặc lần lượt từng chân. Mỗi lần 20~30 lần, ngày 2~4 lần.‏

‏Lưu ý chung: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, không phù hợp với mọi đối tượng, nên điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.‏

‏*Nguồn: Aboluowang


Thùy Linh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên