Có 20 triệu đồng, nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm?
Với 20 triệu đồng, nhiều người băn khoăn không biết nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm, trên thực tế, mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng.
- 06-04-2024Tiết kiệm tiền thực sự có thể gây nghiện: Hãy học quy tắc “4 + 5” để tiết kiệm một cách dễ dàng
- 05-04-2024Gửi tiết kiệm hay mua bất động sản đều sẽ mất giá trị sau 10 năm? Chủ tịch ngân hàng thẳng thắn: Có 2 thứ này trong tay thì không cần hoảng sợ
- 05-04-2024Lương tháng 10 triệu, tôi đã tiết kiệm được hơn 1 tỷ trong 6 năm chỉ nhờ làm đúng 3 việc này
Ưu và nhược điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn. Người gửi có thể dễ dàng rút tiền ra bất cứ lúc nào. Nếu rút không đúng hạn, khách hàng không được hưởng lãi suất như ban đầu. Gửi tiết kiệm còn có quy trình đơn giản, có thể gửi tại quầy hoặc gửi online rất tiện lợi.
Tuy nhiên, lãi suất tiết kiệm thường thấp hơn so với các hình thức đầu tư khác như chứng khoán hoặc bất động sản. Vì vậy, tiềm năng sinh lợi từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng có thể bị hạn chế.
Ưu và nhược điểm của mua bảo hiểm nhân thọ
Mua bảo hiểm là hình thức để phòng rủi ro. Với bảo hiểm nhân thọ, bảo vệ an toàn tài chính và sức khỏe là ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua sẽ được hưởng quyền lợi bảo vệ có giá trị cao gấp nhiều lần phí bảo hiểm phải đóng trong suốt kỳ hạn bảo hiểm (thường từ 5 – 20 năm).
Nên cân nhắc kỹ giữa mua bảo hiểm và gửi tiết kiệm sao cho phù hợp với mục tiêu tài chính của gia đình. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, tiền phí đóng cho bảo hiểm thường được chia nhỏ ra trong một thời gian dài nên người mua không bị áp lực chuyển tiền một lần.
Tuy nhiên, khách hàng có thể gặp rắc rối khi mua bảo hiểm nhân thọ do kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân viên tư vấn hạn chế. Mặt khác, nhiều sản phẩm bảo hiểm có những điều khoản loại trừ, ẩn chứa nhiều rủi ro nếu không hiểu rõ và vi phạm vào.
Có 20 triệu đồng nên gửi tiết kiệm hay mua bảo hiểm?
Việc mua bảo hiểm nhân thọ hay gửi tiết kiệm ngân hàng phụ thuộc vào mục tiêu tài chính của mỗi cá nhân. Khách hàng cần xác định nhu cầu của bản thân, gia đình để đưa ra những quyết định sao cho phù hợp.
Nếu muốn tiết kiệm tiền, đầu tư sinh lời và có một khoản phòng thân thì có thể chọn hình thức tiết kiệm dài hạn. Tiết kiệm ngân hàng chỉ làm đúng chức năng là giữ tiền và sinh lợi cho khách hàng.
Nhưng nếu muốn đề phòng rủi ro, bất trắc trong tương lai, khách hàng có thể mua bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ không nhất thiết mang lại lợi suất cao nhưng lại tập trung vào việc bảo vệ tài chính cho gia đình.
Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc giải pháp “không cho trứng vào cùng một giỏ”, nên chia đôi khoản tiền này ra. 10 triệu dùng để mua bảo hiểm cho vợ chồng hay con cái với thời gian ngắn từ 5-10 năm. 10 triệu còn lại đem gửi tiết kiệm ngắn hạn. Khi dành dụm được được một khoản lớn có thể nghĩ đến mua vàng tích lũy để tránh trượt giá đồng tiền.
Tổng hợp
VTC News