Cô gái TP.HCM quyết tâm không vào đại học vẫn lên chức trưởng phòng ở tuổi 20 và câu hỏi của một giáo sư: Nổi loạn hay tinh hoa?
Liệu đại học có phải là con đường duy nhất để thành công? Và bằng cấp có phải là "tấm huy chương" duy nhất để đánh giá năng lực của một ai đó?
- 21-03-2021Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: Đây là 7 kiểu người "kỳ lạ", dạy bạn những bài học đắt giá, kiểu số 3 ai cũng từng gặp trong cuộc đời
- 21-03-2021Tỷ phú Ấn Độ kiếm nhiều tiền hơn cả Elon Musk lẫn Jeff Bezos: Bỏ học để lập nghiệp chỉ với 32.000 đồng trong túi, bị bắt cóc và khủng bố vẫn sống sót thần kỳ
- 20-03-2021Bà mẹ già nhất thế giới sinh con ở tuổi 73 do bác sĩ hiểu nhầm, từ “phép màu y học” biến thành bi kịch buồn chỉ sau 2 năm
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
GS Trương Nguyện Thành có gần 40 năm tu nghiệp, nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Ông là tiến sĩ khoa học ngành Hóa và tính toán (Đại học Minnesota, Mỹ). Năm 1990, ông giành giải thưởng của Hội đồng Khoa học quốc gia Mỹ. Sau đó ông học tiếp sau tiến sĩ ngành Mô phỏng cơ cấu sinh lý. Năm 1992, ông trở thành giáo sư chính môn Hóa lượng tử tại Đại học Utah (Mỹ).
Mới đây, câu chuyện về cô gái trẻ Thảo Vy (TP. HCM) sau khi tốt nghiệp THPT đã chọn con đường... không học đại học được GS Thành kể lại đã thu hút nhiều sự chú ý. Ông cho rằng mình chia sẻ câu chuyện không cổ xúy cho việc không học đại học.
"Tôi chỉ cổ xúy cho việc cha mẹ hãy cho con quyết định con đường đi của riêng mình chứ không ép con đi theo con đường cha mẹ đã chọn vì cho rằng mình biết nhiều hơn. Đồng thời tạo không gian và cơ hội cho con phát triển theo ý muốn trong tình yêu thương của cha mẹ. Thế thôi!".
GS Trương Nguyện Thành.
Dưới đây là câu chuyện về cô gái trẻ GS Trương Nguyện Thành kể lại:
"Hôm qua tôi rất vui khi đi bộ cùng em Thảo Vy, Trưởng phòng Kinh doanh của hãng bảo hiểm khá có tiếng. Tới đây bạn chắc mường tượng trong đầu một phụ nữ tuổi chừng 30-35 trở lên, có bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ gì đó.
Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tôi xác định bạn Thảo Vy chỉ mới có 20-21 tuổi thôi. Thêm nữa em Vy chỉ có bằng THPT thôi và nhân viên cô ấy là những người có bằng Thạc sĩ.
Em Thảo Vy chia sẻ sau khi ra trường THPT Lê Hồng Phong thì lấy 1 năm "gap year" để làm những điều mình thích như đi làm thiện nguyện, học những thứ mình thích (loại khóa học ngắn hạn).
Sau một năm em quyết định không đi du học và cũng không học đại học ở Việt Nam luôn! Em chia sẻ hơn sáu tháng trời em không nói chuyện được với ba, mẹ em thì lo lắng khi em quyết định ra sống riêng tự lập.
Trong một xã hội trọng bằng cấp thì đây có thể là ác mộng kinh hoàng cho nhiều phụ huynh ở Việt Nam. Đặc biệt là các gia đình trung lưu có khả năng cho con đi du học.
GS Trương Nguyện Thành và Thảo Vy.
Thảo Vy chia sẻ để có thể trang trải cuộc sống mẹ em đầu tư cho em học lấy bằng huấn luyện viên Yoga. Và một dịp may em được người đầu tư để mở một gym dạy Yoga. Điều hành một tổ chức kinh doanh khi chỉ mới 19 chưa có nhiều kinh nghiệm thì quả đúng là "điếc không sợ súng" hay "điên không sợ lửa!".
Covid-19 như cái đinh đóng hòm cho phòng gym ấy. Thất bại nhưng em cũng không nản chí và duy trì cuộc sống tích cực. Cũng chính vào tinh thần sống tích cực đã giúp em có cơ hội được giới thiệu vào làm cho công ty có tiếng và chỉ trong một thời gian ngắn em đã chứng minh được năng lực của mình, được lên làm Trưởng Phòng khi chỉ mới 20 tuổi.
Qua câu chuyện này tôi muốn đưa cho bạn hai hình ảnh:
1. Một bạn trẻ 20 tuổi không có bằng đại học làm Trưởng Phòng kinh doanh cho một công ty lớn.
2. Một bạn trẻ 22 tuổi có bằng đại học không tìm được việc làm nên phải chạy Grab để trang trải cuộc sống.
Sự khác biệt chính giữa hai bạn trẻ này là gì? - Không sợ thử thách.
Nói đến đây tôi lại nhớ đến nhóm sinh viên Chương trình Học bổng Tinh Hoa ở trường ĐH Hoa Sen. Hầu hết không mấy ai ở Hoa Sen hiểu chương trình đó là gì và sẽ đào tạo như thế nào. Có em mà nhiều thành viên trong Ban Giám hiệu không hiểu tại sao tôi lại chọn. Bạn ấy có đầu hai màu tóc, ngón tay thì sơn nhiều màu khác nhau, học lực thì trung bình khá, tính khí hơi bất cần đời…
Tôi là người gốc nhà nông nên tôi dùng ví dụ chọn giống cây cho dễ hiểu. Muốn có một cây ăn trái tốt thì bạn cần giống tốt. Nhưng giống tốt còn tùy thuộc vào tiêu chuẩn chọn giống của mỗi người. Cây có nhiều trái nhưng trái nhỏ hay cây ít trái nhưng trái to thì cách chọn giống khác nhau. Cách chọn giống "tài năng" ở các trường đại học ở Việt Nam xưa nay dựa trên điểm số sẽ bỏ lọt các thành phần mà tôi cho là tinh hoa.
Em Thảo Vy xứng đáng đứng trong đội ngũ tinh hoa và là đệ tử của tôi. Tôi hy vọng thời gian ở Việt Nam tôi sẽ ươm tạo và phát triển các em như thế. Trước khi ra về tôi nói với Thảo Vy "Em còn đi xa lắm!" Thảo Vy cười rất tươi và trả lời "Em còn trẻ mà thầy. Đường còn dài lắm nhưng trước mắt là lên Giám đốc Kinh doanh cái đã". Tôi cười to sảng khoái hahahaha... Giờ đây mẹ Thảo Vy rất tự hào về thành tựu của con nhưng không biết ba Thảo Vy nghĩ thế nào.
Theo ông, không phải công việc nào cũng cần bằng đại học. Có công việc chỉ cần bằng cao đẳng, thậm chí có công việc chỉ cần chứng chỉ học tập vài khóa ngắn hạn sau THPT. Bằng cấp chỉ minh chứng kiến thức tối thiểu cần thiết cho công việc đó mà thôi.
Công việc nào cũng đòi hỏi phải học tập và rèn luyện liên tục nếu muốn phát triển lên. Điều này đòi hỏi người ấy phải có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi.
Trí thức trẻ