Cố gắng tiết kiệm lắm rồi vẫn chẳng dư dả nổi vì chồng luôn hài lòng với mức lương 7 triệu
Tâm sự của cô vợ này hiện đang nhận được sự quan tâm của CĐM.
- 23-08-2024Sau 8 năm đi làm, tôi tiết kiệm được 500 triệu: Cả tháng chỉ chi 500k cho quần áo mỹ phẩm, mỗi năm đi du lịch nước ngoài 1 lần
- 23-08-2024Người phụ nữ 37 tuổi ở Hà Nội tiết kiệm được hơn 400 triệu trong 2 năm nhờ 6 thói quen này
- 20-08-2024Tôi dễ dàng tiết kiệm được hơn 2 tỷ nhờ 5 thói quen sống tối giản: Tôi sẽ duy trì chúng cả đời!
Muốn tiết kiệm được thì trước tiên là phải kiếm được tiền cái đã! Đây là sự thật hiển nhiên. Danh sách những thứ cần chi thì nhiều mà nguồn tiền vào thì ít, thế nên mới có chuyện nỗ lực chắt chiu bao nhiêu cũng chẳng dư dả nổi.
Tâm sự của người vợ 37 tuổi dưới đây là một trường hợp như thế.
Chồng 40 tuổi, mỗi tháng chỉ kiếm được 7 triệu nhưng vẫn hài lòng?!
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, một chị vợ 37 tuổi đã lên tiếng trải lòng về những khúc mắc trong vấn đề kinh tế của bản thân, gia đình.
Chuyện có thể tóm tắt như sau: Vợ chồng chị có 2 người con, tổng thu nhập 1 tháng rơi vào khoảng 22 triệu đồng. Trong đó, 15 triệu là thu nhập của chị, 7 triệu là thu nhập của chồng. Chuyện sẽ không có gì nan giải hay khó khăn nếu chồng chị là người có chí, nhưng không. Anh luôn thấy hài lòng với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng.
Kinh tế đã không dư dả, chồng cũng không có chí làm ăn kiếm tiền, cộng thêm việc mẹ chồng luôn “nhắc khéo” con dâu gửi tiền, nên chị vợ cảm thấy vừa mệt mỏi, vừa bế tắc.
Mặc dù thu nhập không cao, chăm lo cho 2 con nhỏ cũng tốn kém nhưng chị vợ này vẫn gom góp để mua được 1 căn nhà ở tỉnh, 1 mảnh đất và 2 cây vàng. Đây là điều khiến CĐM nể phục. Rõ ràng chị vợ này vun vén quá khéo.
Tựu trung lại, với câu chuyện của người vợ này, mọi người đều khuyên chị nên tìm cách để giúp chồng tăng thu nhập. Chồng không chịu làm thì động viên, thúc ép chồng làm. Làm mọi cách rồi mà anh vẫn dậm chân tại chỗ với mức lương 7 triệu/tháng thì cũng... đành chịu.
Thấy được gì từ câu chuyện có phần đáng buồn và bế tắc này?
1 - Chồng thu nhập thấp hơn vợ thực ra không phải vấn đề
Thời nay, phụ nữ giỏi kiếm tiền không còn là chuyện lạ. Thế nên việc chồng thu nhập thấp hơn vợ cũng chẳng phải chuyện hiếm, càng không có gì đáng xấu hổ nếu mức thu nhập đó đủ để lo cho vợ con.
Trong câu chuyện của chị vợ 37 tuổi này, vấn đề cần giải quyết không phải việc chồng chị có mức thu nhập chỉ bằng 1 nửa vợ, mà là mức thu nhập 7 triệu của anh không đủ để trang trải cuộc sống gia đình, đặc biệt là khi bố mẹ anh đang kỳ vọng anh báo hiếu bằng cách hỗ trợ tiền khám chữa bệnh cho ông bà.
Thử tưởng tượng một tình huống thế này cho dễ hiểu: Anh kiếm được 30 triệu/tháng, chị kiếm được 60 triệu/tháng. Vẫn là chồng kiếm ít tiền hơn vợ đấy, nhưng cộng dồn lại thì mức thu nhập 90 triệu/tháng là dư sức để gia đình giảm gánh nặng, áp lực tài chính.
2 - Kinh tế chưa ổn định, đừng vội sinh con thứ 2
Với mức thu nhập 22 triệu/tháng, nuôi 1 đứa trẻ đã là áp lực rất lớn, bắt buộc vợ chồng phải tính toán, vun vén từ những khoản chi nhỏ nhất, chứ đừng nói tới việc nuôi 2 con nhỏ.
Đương nhiên, con cái là lộc trời cho. Sinh con ra rồi thì cứ tùy vào tình hình tài chính của mình mà nuôi con thôi. Với con trẻ thì tình cảm, sự quan tâm của ông bà bố mẹ mới là điều quan trọng nhất, nhưng sinh thêm con thứ 2 khi kinh tế chưa vững vẫn là quyết định có phần mạo hiểm, ảnh hưởng không ít tới tinh thần của cha mẹ.
3 - Thành thật với ông bà 2 bên về khả năng chu cấp bản thân
Khi bố mẹ đã già, con cái có nghĩa vụ chăm sóc về mặt vật chất và tinh thần là điều hiển nhiên, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, người làm cũng nên thành thật với bố mẹ về mức chu cấp mỗi tháng, đặc biệt là khi bản thân đã có gia đình riêng, vì ngoài khoản báo hiếu, chúng ta vẫn có gia đình nhỏ cần chăm sóc.
Tổng thu nhập 22 triệu, biếu ông bà 2-3 triệu mỗi tháng có thể vẫn khả thi, nhưng nếu con số là 8-10 triệu hoặc hơn, câu chuyện sẽ rất khác.
Thế nên với những cặp vợ chồng thu nhập chưa cao, việc thành thật và làm rõ mức chu cấp cho ông bà nội - ngoại là vô cùng cần thiết.
Nhịp sống thị trường