Cô giáo Văn ở Hà Nội giúp nhiều em đỗ trường THPT chuyên, chia sẻ bí quyết dạy độc đáo để Văn cũng không còn là "nỗi ám ảnh"
Cô Thắm đã giúp nhiều em từ sợ chuyển sang yêu thích Văn.
- 03-07-2023Quốc gia châu Á quyết định bỏ "câu hỏi siêu khó" khỏi đề đại học: Nguyên nhân sâu xa đầy bất ngờ
- 03-07-2023NÓNG: Bộ GD&ĐT công bố đáp án chính thức môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023
- 03-07-2023Dân IT cũng đối mặt nguy cơ bị đào thải: Chỉ 35% trong số 57.000 sinh viên Việt Nam ra trường mỗi năm đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng
- 03-07-2023Nam diễn viên đi làm 17 năm sống trong phòng 10m2, mặc quần áo 130.000 đồng phơi bày sự thật về nghề tưởng chừng dễ kiếm tiền, nhiều hào quang
- 03-07-2023Đào cát ven sông, người đàn ông phát hiện thanh sắt gỉ dài 7,5m, nặng 3.000kg: Chuyên gia yêu cầu phong tỏa hiện trường, báu vật 300 năm dần lộ diện
Hai ngày qua là quãng thời gian hạnh phúc lâng lâng đối với cô Hà Hồng Thắm, giáo viên tự do môn Ngữ Văn tại Hà Nội. Đó là bởi trong các lớp học sinh do chị nhận dạy, có một lớp 12 em đã đỗ toàn bộ vào các trường chuyên/ trường có lớp chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và các trường chuyên trực thuộc Đại học.
Có 6 em đỗ cả 3 trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. 3 em đỗ cả song bằng Ams, THPT Chuyên Ngoại ngữ và THPT Chu Văn An. 2 em đỗ cả THPT Chuyên Ngoại ngữ và THPT Chu Văn Anh và 1 em đỗ THPT Chu Văn An.
"Học trò của mình đến từ các trường THCS khác nhau. Khi nhận được tin báo các con, mình hạnh phúc lắm. Cảm giác như chính con mình thi đỗ vậy", cô Thắm tâm sự.
Cách học độc đáo khiến nhiều học sinh từ "sợ hãi" chuyển sang "yêu thích" môn Văn
Cô Thắm chia sẻ, trong "lớp 12 em đỗ chuyên" này, không phải em nào cũng yêu thích môn Văn ngay từ đầu. "Có một bạn nam rất hãi môn Văn. Thời gian đầu đi học con nhát lắm. Cả buổi học 3 tiếng con chỉ nhìn xuống bàn, không nhìn cô, không nhìn sang 2 bên, cũng không nói 1 câu nào", cô Thắm nhớ lại.
Thế nhưng chỉ sau một năm học, nam sinh này thay đổi hoàn toàn, nắm chắc các kỹ năng, kiến thức môn Văn. Em thậm chí còn đòi đổi nguyện vọng từ thi chuyên Hóa sang... chuyên Văn. Tuy nhiên, cô Thắm đã đưa ra nhiều lời khuyên giúp em và gia đình định hướng xem nên thi chuyên gì thi phù hợp nhất.
Để khiến học sinh vượt qua được nỗi sợ với môn Văn, cô Thắm đã áp dụng một phương pháp giảng dạy độc đáo. Theo cô giáo này, cách dạy truyền thống chung "cô đọc - trò viết" là nguyên nhân khiến nhiều em ám ảnh với Văn, đặc biệt là các bạn nam. Học Văn theo kiểu này khiến cả cô và trò đều mất sức.
"Bài tập về nhà bao giờ mình cũng yêu cầu các con đọc truyện trước. Nếu bài học mới là thơ thì học thuộc thơ trước khi đến lớp. Như vậy khi cô giảng, con sẽ không chỉ nắm chắc được các ý nhỏ mà còn khái quát được toàn bài. Vậy con sẽ hiểu bài và nắm được ít nhất 60-70% tại lớp, về nhà con học nhàn hơn rất nhiều.
Học văn nhưng theo tư duy chứ không học vẹt. Thời gian phần nhiều cô trò sẽ cùng nhau ôn luyện, làm bài tập để vừa nhớ kiến thức vừa luyện tư duy", cô Thắm bật mí cách dạy.
Bên cạnh đó, trong giờ học, cô Thắm cũng thường kể cho học trò nghe nhiều câu chuyện, không chỉ nhằm mục đích khuấy động không khí mà còn nhằm mục đích học tập. "Các câu chuyện mình chia sẻ đều có mục đích, có thể hướng tới các bài văn Nghị luận xã hội, có thể định hướng tư tưởng, lối sống, lối suy nghĩ đúng đắn, tích cực, nhiều chiều cho các con về con người và cuộc sống".
Cũng nhờ vậy mà học trò của cô Thắm luôn thích thú, chú ý lắng nghe tiết học, thay vì cảm giác uể oải, mệt mỏi vì phải nghe cô giáo truyền tải lượng thông tin lớn theo cách rập khuôn "cô đọc - trò chép".
Muốn học sinh tiến bộ, gia đình cần phải đồng hành
Theo cô Thắm, để học sinh đạt kết quả tốt nhất thì ngoài phương pháp dạy của giáo viên, sự nỗ lực của chính các em thì còn cần cả sự đồng hành của phụ huynh.
"Mình may mắn khi các phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con. Họ lắng nghe và thực hiện những gì mình nhắn tin trong nhóm học tập. Những câu nào con làm chưa được, tại sao lại thế, phải sửa như thế nào,... họ đều lắng nghe, trao đổi lại với cô giáo. Con học đến đâu, những phần gì, họ đều nắm được", cô Thắm chia sẻ.
Cô Thắm cũng lời khuyên đến các bạn học sinh, nếu muốn học tốt Văn thì khi học phải hiểu bài ngay tại lớp. Học Văn không đồng nghĩa với học vẹt mà phải tư duy, suy nghĩ. Thuộc kiến thức bằng cách hiểu và thực hành làm bài tập chứ không ngồi đọc đi đọc lại.
"Văn học cũng là một trong các môn khoa học vì thế học phải tư duy, không học vẹt vô nghĩa thì mới thành công được", cô Thắm nhận định.
Phụ nữ số