Có nên học tập Hàn Quốc, dân góp tiền xử lý nợ xấu?
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, nhiều quốc gia lấy tiền ngân sách xử lý nợ xấu thì đấy là việc của họ vì họ khác Việt Nam.
- 29-05-2017Nợ xấu Ngân hàng Chính sách Xã hội vượt 1.200 tỷ đồng
- 29-05-2017Góc nhìn: 550.000 tỷ đồng nằm im trong “đám cháy nợ xấu”
- 29-05-2017Những phát biểu "nóng" của các đại biểu Quốc hội về nợ xấu
- 27-05-2017Nghị quyết về xử lý nợ xấu: Kiến nghị bổ sung trách nhiệm của Quốc hội
-
VND mất giá 2% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng và chỉ số giá sản xuất (PPI) ở chu kỳ đầu tiên tăng lên 0,45%, chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng lên 0,65%, tổng ảnh hưởng 1,1% và tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế có thể bị giảm 1,2-1,6%.
-
Lấy nợ xấu so với GDP là không có ý nghĩa
"Cơ chế gì cũng được, nhưng không được hỗ trợ trực tiếp giải quyết nợ xấu bằng tiền trực tiếp từ ngân sách."; "Không được dùng ngân sách xử lý nợ xấu. Đây là nguyên tắc cần được ghi rõ trong nghị quyết.”; "Dứt khoát không lấy ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu. Kể cả chính phủ bảo lãnh cũng không dùng ngân sách. Vậy phải đưa vào Điều 3 là nguyên tắc không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu",...
Đây là những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận góp ý Nghị quyết xử lý nợ xấu. Đa số các đại biểu Quốc hội đều ủng hộ việc ban hành một Nghị quyết xử lý nợ xấu ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, thậm chí có ý kiến còn đánh giá là quá chậm so với nhu cầu thực tiễn. Và đáng chú ý, hầu hết các đại biểu cùng nêu quan điểm không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu.
Trong khi đó, có ý kiến cho rằng ở Hàn Quốc, người dân góp tiền để xử lý nợ xấu, chúng ta có nên học tập bài học kinh nghiệm này không? Trao đổi thêm với chúng tôi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho biết ở Việt Nam nợ xấu đi lòng vòng, nếu lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu là không nên.
Theo vị chuyên gia này, nhiều nước người dân góp tiền để xử lý nợ xấu thì đấy là việc của các nước đó rất khác Việt Nam. Ở Việt Nam không thể áp dụng điều này. Ví dụ, ở Hàn Quốc, mọi thứ đều minh bạch khi biết ai nợ và nợ ai?
TS. Bùi Trinh nhấn mạnh đề xuất dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là điều vô lý. Những đại gia sử dụng tiền nợ mua nhà, mua xe,... tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này?
Tại Việt Nam, việc nợ xấu đi lòng vòng đó còn là chưa kể hiện việc định giá tài sản còn nhiều bất cập. Khi tài sản thực sự không như vậy thì cái ai dám mua cái nợ xấu đã được thổi phồng qua giá trị tài sản.
Trong khi đó, tất cả đều cho rằng giải quyết nợ xấu để giảm lãi suất 1% trong khi giá điện, giá xăng,... tăng thì cũng không giúp chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp giảm. Ngoài ra, cần phải xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức gây nên nợ xấu chứ không để người dân gánh chịu. Người bổ nhiệm cá nhân gây nên nợ xấu cũng cần xử lý.
Vị chuyên gia đồng thời đặt câu hỏi về việc nếu bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách, ai chịu phần chênh lệch hay lại là người dân phải chịu?