MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ nhân truyền lại 3 nguyên tắc dưỡng sinh giúp khoẻ mạnh suốt mùa đông: Ai cũng làm được

14-12-2017 - 10:21 AM | Sống

Một trong những cuốn y thư sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc mang tên "Hoàng đế nội kinh" đã từng dành hẳn một chương "tứ khí điều thần đại luận" để đề cập tới việc dưỡng sinh mùa đông. Theo cổ nhân, việc chăm sóc sức khỏe vào khoảng thời gian lạnh giá này cần chú ý những điểm chính sau đây.

Mùa đông là lúc tiết trời trở nên lạnh giá, khiến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể con người cũng chậm lại. Cũng vào khoảng thời gian này, các chất dinh dưỡng trong cơ thể con người được hấp thu nhanh. Do đó, dùng nhiều thực phẩm bổ dưỡng vào mùa đông không chỉ giúp cơ thể tích trữ chất bổ mà còn giúp chúng phát huy tối đa công dụng.

Theo các chuyên gia Đông y, mùa đông là lúc thích hợp nhất để bồi bổ và chăm sóc cơ thể. Mùa cuối cùng trong năm này là báo hiệu sự manh nha của một vòng tuần hoàn bốn mùa mới. Vì vậy, chúng ta cần tranh thủ khoảng thời gian này để dưỡng sinh, giúp cơ thể "thay da đổi thịt" trước thềm năm mới.

Một trong những cuốn y thư sớm nhất được phát hiện tại Trung Quốc mang tên "Hoàng đế nội kinh" đã từng dành hẳn một chương "tứ khí điều thần đại luận" để đề cập tới việc dưỡng sinh mùa đông. Theo cổ nhân, việc chăm sóc sức khỏe vào khoảng thời gian lạnh giá này cần chú ý những điểm chính sau đây.

1. Ngủ sớm, dậy muộn

Nói về một trong những nguyên tắc bảo vệ cơ thể mùa đông, "Hoàng đế nội kinh" có câu: "Tảo ngạo vãn khởi, tất đãi nhật quang". Câu này ngụ ý khuyên con người nên ngủ sớm, dậy muộn vào mùa đông, tốt nhất nên đợi đến khi nắng chiếu mới thức dậy.

Xét từ góc độ dưỡng sinh tuyền thống, việc tăng thêm một chút thời gian ngủ vào mùa đông rất có lợi cho việc tích trữ dương khí và âm tinh, khiến cơ thể đạt tới trạng thái "âm bình dương bí, tinh thần nãi trì".

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy, tình trạng không khí buổi sáng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào mùa đông.

Nguyên nhân do nhiệt độ ban đêm thường hạ xuống thấp, khiến các loại độc tố có hại lắng xuống mặt đất. Tới khi mặt trời mọc, tiết trời trở nên ấm áp, những chất này sẽ bay lên không trung và đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp.

Đặc biệt, buổi sáng mùa đông thường xuyên xuất hiện sương mù. Loại sương này không chỉ gây bất tiện đối với quá trình tham gia giao thông mà còn ẩn chứa nhiều nguy hại cho sức khỏe con người.


(Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

2. Chú ý "dưỡng thần"

Nhắc tới dưỡng sinh mùa đông, cổ nhân cũng lưu truyền lại câu nói: "Sử chí nhã phục nhã nặc, nhã hữu tư ý, nhã dĩ hữu đắc". Ý là mùa đông không nên làm nhiễu loạn dương khí, cần để thần trí ẩn sâu vào bên trong, yên tĩnh tự nhiên, khiến cho cõi lòng bình thản, tinh thần khỏe mạnh.

Trong quá trình dưỡng sinh mùa đông, điều cần đặt lên hàng đầu chính là "dưỡng thần". Những trạng thái cảm xúc tiêu cực như nóng giận, lo âu, đa sầu đa cảm… sẽ làm tinh thần căng thẳng và gây tổn thương cho cơ thể từ bên trong.

Vì vậy, trong những ngày đông lạnh giá này, bạn cần đặc biệt chú ý điều hòa tâm trạng của bản thân, tìm cách giải tỏa áp lực và duy trì những cảm xúc tích cực.


Cổ nhân có câu dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần. Vào mùa đông, việc dưỡng thần càng cần được chú trọng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Cổ nhân có câu "dưỡng sinh cốt ở dưỡng thần". Vào mùa đông, việc dưỡng thần càng cần được chú trọng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

3. Giữ ấm cẩn thận

Mùa đông cần chú ý tránh lạnh, tìm ấm, không nên để lộ da thịt dưới cái lạnh để tránh dương khí tràn ra ngoài.

Đây cũng là lúc mọi người cần dùng những biện pháp hữu hiệu nhất để chống lạnh, tuyệt đối không được để hàn khí xâm nhập cơ thể. Những bộ phận cần giữ ấm kỹ trong mùa đông gồm ba vị trí trọng yếu: Cổ, lưng và chân.

Tiêu chuẩn hàng đầu trong việc lựa chọn quần áo cho kiểu thời tiết này là phải có khả năng giữ ấm. Trong số các chất liệu thường dùng trong may mặc, lông cừu, vải PVC, sợi acrylic và tơ tằm rất thích hợp để may quần áo rét. Trong khi đó, vải nilon, polypropylene mang tính dẫn nhiệt khá cao, không có khả năng chống lạnh.

Nhớ kỹ ba lời khuyên của cổ nhân này, bạn sẽ trải qua mùa đông với một cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, không tuân thủ đủ những điều trên sẽ khiến dương khí hao tổn, ảnh hưởng tới sức khỏe của năm mới.

Ẩm thực dưỡng sinh mùa đông được Đông y đề cử

Đối với chế độ dinh dưỡng, điều tối quan trọng trong mùa đông là dưỡng thận, phòng lạnh. Về ẩm thực, bạn nên ăn ít món mặn, tăng cường dùng các thực phẩm có vị đắng, nấu các món nóng, mềm.

Dưới đây là một số "thần dược" bổ thận đến từ tự nhiên được các thầy thuốc Trung y nhiệt liệt đề cử:

1. Đậu bắp

Đậu bắp là loại rau được ca ngợi với mỹ từ "phần nào cũng quý". Hoa và quả của loại thực phẩm này rất giàu vitamin A, B, C cùng các nguyên tố vi lượng như sắt, Kali, Canxi, Kẽm, Selen… Lớp thịt vỏ của đậu bắp non mềm, mang lại hương vị thơm ngon và rất dễ thưởng thức.

Thường xuyên ăn đậu bắp vào mùa đông không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn có khả năng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cường thận, phòng chống ung thư.


Nhờ những tác dụng rõ rệt trong việc khôi phục thể lực, loại bỏ mệt mỏi, đậu bắp là lựa chọn hàng đầu của nhiều vận động viện nổi tiếng châu Phi. (Ảnh: Nguồn Internet).

Nhờ những tác dụng rõ rệt trong việc khôi phục thể lực, loại bỏ mệt mỏi, đậu bắp là lựa chọn hàng đầu của nhiều vận động viện nổi tiếng châu Phi. (Ảnh: Nguồn Internet).

2. Rau hẹ

Được biết tới với nhiều tên gọi khác trong Đông y như "dương thảo", "lãn nhân thái", "trường sinh cửu"… rau hẹ đã nổi tiếng từ lâu nhờ những công dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Trung y quan niệm, rau hẹ vị ngọt, cay, tính ấm, không độc, có tác dụng noãn trung, hạ khí, hoạt huyết, tán ứ, bổ dương, dưỡng thận.

Loại rau này sở hữu hương vị thơm ngon, non mềm cùng hàm lượng dinh dưỡng phong phú các vitamin nhóm C, B1, B2 cùng carotenoid, carbohydrate và nhiều khoáng chất khác.

3. Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen tính bình, vị ngọt, được dùng trong Đông y để bổ khí, ích trí, sinh huyết, chủ trị thiếu máu, mỏi chân, đau eo, chân tay tê bì.

Loại thực phẩm này cũng rất giàu nguyên tố vi lượng và vitamin B1, B2 cùng các chất bổ dưỡng khác như carotenoid, mannose, xylose, lecithin… đặc biệt tốt khi dùng vào mùa đông.


Mộc nhĩ đen có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch. (Ảnh: Nguồn Internet).

Mộc nhĩ đen có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch. (Ảnh: Nguồn Internet).

4. Đậu đen

Nổi tiếng với hàm lượng protein cao nhất trong họ các loại đậu, đậu đen thậm chí còn nhiều đạm hơn so với thịt lợn.

Chất béo trong loại đậu này chủ yếu là acid béo không bão hòa đơn và acid béo không bão hòa đa. Trong đó acid béo thiết yếu cần cho cơ thể chiếm 50%, còn lại là mỡ, photpho, biotin…

Bởi vậy, ăn đậu đen không những không làm tăng cholesterol mà còn có tác dụng giảm cholesterol có hại đối với cơ thể.

Đông y quan niệm, dậu đen tính bình, vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, bổ huyết, rất thích hợp dùng dưỡng sinh mùa đông.

*Theo Sina Health

Theo Trần Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên