Có phải việc ngủ cùng ai khi còn nhỏ sẽ quyết định tính cách suốt đời của trẻ?
Con bạn ngủ với ai khi còn nhỏ?
- 19-07-20244 trải nghiệm thời thơ ấu khiến trẻ lớn lên trở thành người tự ti, nhạy cảm
- 18-07-2024Chàng trai 25 tuổi có xương như ông già 60: BS cảnh báo có 5 thói quen gây loãng xương ở người trẻ
- 18-07-2024Ngoài cha mẹ, bà nội hay bà ngoại ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn? Khoa học đưa kết quả bất ngờ, khác với bạn nghĩ
- 18-07-20245 hành vi của trẻ dễ khiến cha mẹ nổi giận nhưng hóa ra lại là điều bình thường
Khi nói tới chuyện trẻ nên ngủ với bố mẹ hay ông bà lúc nhỏ là tốt nhất, từng có nhiều ý kiến cho rằng, ngủ chung với người già sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Ngược lại, trẻ ngủ cùng mẹ sẽ có nhân cách tốt hơn.
Tuy nhiên, mới đây, một chuyên gia nuôi dạy con ở Trung Quốc đã phản bác lại quan điểm này. Ông đặt ra và giải đáp 3 câu hỏi:
01. Có thật là trẻ con sẽ gắn bó với bất cứ ai ngủ cùng không?
Chuyên gia này kể: "Sau khi chị tôi sinh con trai, chị đã thuê một bảo mẫu rất có kinh nghiệm để chăm sóc cháu. Chị sẽ bế và tương tác với con vào ban ngày, bảo mẫu chăm sóc cháu vào ban đêm.
Sau 3 tháng, đứa trẻ hầu như không để ý đến mẹ và chỉ bám lấy bảo mẫu. Chị tôi cảm thấy có gì đó không ổn, sau khi tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nuôi dạy con, chị chợt nhận ra: Đứa trẻ sẽ khắng khít với bất cứ ai ngủ cùng!
Đối với trẻ sơ sinh, cách làm quen với mọi người là nhận biết qua khứu giác. Ví dụ, con trai của chị tôi thường được chị mẫu giáo ru ngủ bằng cách hát và đi lại xung quanh. Hơi thở ra từ mũi và miệng quen và dần được trẻ chấp nhận, quen thuộc. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, đứa trẻ sẽ nghĩ người "sở hữu mùi này" là "mẹ" của mình và sẵn sàng đến gần mẹ. Vì vậy, trong tâm trí bé, người chăm sóc bé nhiều hơn và cho bé ngủ mỗi ngày chính là "mẹ".
Có một thí nghiệm về "hiệu ứng in dấu" trong tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã chia một số vịt mới sinh thành hai nhóm. Vịt nhóm A được ấp bởi vịt cái và vịt ở nhóm B được sinh ra bằng phương pháp ấp trứng nhân tạo. Điều đầu tiên vịt con ở nhóm A nhìn thấy sau khi ra đời là vịt mẹ; điều đầu tiên mà vịt con ở nhóm B nhìn thấy là nhà nghiên cứu. Khi gặp nguy hiểm, vịt con nhóm A sẽ vây quanh vịt mẹ, còn vịt con nhóm B sẽ núp phía sau nhà nghiên cứu vì tưởng họ là "vịt mẹ" của mình.
Đối với em bé cũng vậy. Ai chăm sóc nhiều hơn sau khi sinh sẽ khiến trẻ phụ thuộc nhiều hơn. Vì vậy, việc trẻ gần gũi với ai ngủ cùng là có cơ sở khoa học.
02. Nếu trẻ ngủ với mẹ, tính cách có tốt hơn không?
Đối với vấn đề này, chuyên gia này cho rằng, có rất nhiều yếu tố hình thành nên tính cách của một đứa trẻ, như di truyền bẩm sinh, môi trường gia đình...
Lý do một số bà mẹ cho rằng trẻ ngủ với mình ngoan ngoãn hơn ngủ với người lớn tuổi có thể là do mẹ thường xuyên tương tác với con; đứa trẻ sẽ tự nhiên nghe lời mẹ nhiều hơn và cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào tính cách của mẹ.
Tuy nhiên, sự trưởng thành và phát triển tính cách của trẻ là một quá trình rất phức tạp và lâu dài, rất khó để xác định sự phát triển cuối cùng do một hành vi hoặc sự kiện nào đó.
Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ ngủ với mẹ sẽ có tính cách tốt hơn. Theo chuyên gia, việc trẻ ngủ cùng ai không liên quan nhiều đến sự phát triển tính cách cuối cùng của trẻ. Trẻ có thể ảnh hưởng một phần tính cách, nhưng nếu nói quyết định tính cách của trẻ thì chưa chính xác.
03. Trẻ ngủ chung với người già có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần không?
Chuyên gia cho rằng điều này hoàn toàn vô lý. Con gái ông ngủ với bà ngoại cho đến khi cháu được 3 tuổi. Mọi việc chăm sóc trẻ đều diễn ra bình thường và về cơ bản cháu không bao giờ bị ốm. Trước 3 tuổi, con ôngchưa bao giờ đến bệnh viện ngoại trừ việc tiêm chủng, thậm chí bé còn hiếm khi bị cảm lạnh.
Trên mạng có người nói: Nếu trẻ ngủ chung giường với ông già thì về đêm ông già cần nhiều oxy hơn, còn trẻ sẽ bị thiếu oxy? Chưa kể mở cửa sổ, cửa ra vào để thông gió khi ngủ vào ban đêm, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh người già cần nhiều oxy hơn mẹ khi ngủ vào ban đêm.
Hơn nữa, lượng oxy mà một người già cần để ngủ vào ban đêm sẽ không bao giờ cao hơn hai người trẻ (bố mẹ của đứa trẻ).
Một số người còn cho rằng người già thở ra vi khuẩn khi ngủ nếu bị trẻ em xung quanh hít phải sẽ dễ bị bệnh. Không có lý do khoa học nào cho điều này. Nhìn vào những người mắc các bệnh về đường hô hấp, người trẻ dễ mắc bệnh hơn người già rất nhiều.
Hơn nữa, dù con không ngủ với ông bà thì họ vẫn luôn nói chuyện, chơi đùa với con, chẳng phải vẫn thở ra mầm bệnh sao?
Dù trẻ ngủ với ai thì cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian hơn cho trẻ và tạo cho trẻ cảm giác an toàn đầy đủ, điều này càng có lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái.
Phụ nữ mới