MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Con gái nổi loạn bỏ học, mối quan hệ mẹ con rạn nứt, người mẹ đã làm hai việc này để thay đổi số phận

07-03-2024 - 21:23 PM | Sống

Con gái nổi loạn bỏ học, mối quan hệ mẹ con rạn nứt, người mẹ đã làm hai việc này để thay đổi số phận

Cô Dương đã làm gì để kịp thời đưa con gái "nổi loạn" của mình thoát khỏi bờ vực?

Có một đứa con không thích học thì mệt mỏi như thế nào? Có lẽ nhiều bà mẹ đã trải qua điều này. Để con cái học tập và phát triển tốt trong tương lai, cha mẹ dành phần lớn thời gian và sức lực, việc sắp xếp sinh hoạt của cả gia đình cũng xoay quanh lịch trình của những đứa trẻ. Nhưng điều đau lòng và khó hiểu là cuối cùng, con cái nhiều khi không trân trọng những nỗ lực đó.

Cô Dương đến từ Thiên Tân (Trung Quốc) bị con gái đang tuổi vị thành niên gây khó chịu đến mức suy sụp tinh thần. Theo lời cô, con gái giống như một "con lừa cứng đầu" không nghe lời ai. Tiểu Mẫn đã 15 tuổi nhưng chỉ biết chơi game, đi với bạn trai, không về nhà hay trả lời tin nhắn của bố mẹ vào buổi tối.

May mắn thay, với sự giúp đỡ của chuyên gia, Tiểu Mẫn đã thoát khỏi vòng bạn bè không lành mạnh và trở về với gia đình. Mối quan hệ với cha mẹ không còn căng thẳng như trước. Cô Dương cũng tự tin vào bản thân, giờ đây đã có thể giải quyết tốt những vấn đề của con và nắm bắt được cảm xúc từ đứa trẻ.

Cô Dương đã làm gì để kịp thời đưa con gái nổi loạn của mình thoát khỏi bờ vực? Những chia sẻ sau đây của bà mẹ này có thể giúp các bậc phụ huynh nhận ra nhiều điều trong quá trình nuôi dạy con cái:

Con gái nổi loạn bỏ học, mối quan hệ mẹ con rạn nứt, người mẹ đã làm hai việc này để thay đổi số phận- Ảnh 1.

01. Con tôi bỗng nổi loạn

Con gái tôi năm nay 15 tuổi. Từ khi vào cấp 2, cháu dường như thay đổi, không muốn tiến bộ, rất miễn cưỡng học tập. Đứa trẻ sắp bước vào kỳ thi tuyển sinh cấp 3 mà không có cảm giác lo lắng như vậy, thật khiến người làm mẹ đau lòng.

Con cũng ghét việc tôi luôn nhìn chằm chằm và la mắng mỗi ngày, đồng thời luôn nhắc đến việc học và điểm số của con. Thật ra tôi ngày nào cũng cằn nhằn, nhưng nếu không để mắt tới, con thật sự sẽ không học được. Hồi tiểu học thì không sao, nhưng từ khi vào cấp 2, nhiệm vụ học tập nặng nề, áp lực rất lớn, càng ngày càng phải làm nhiều bài tập về nhà. Ngay cả khi tôi có đốc thúc liên tục sau giờ học thì cũng phải hơn 10h con mới học xong hết các môn.

Nhưng con không những không cảm kích mà còn cố tình chống lại. Kỳ thi cuối học kỳ trước con làm bài rất kém. Khi tôi đón con đi học về, con vẫn ủ rũ và im lặng suốt, hỏi kết quả, con bé giả vờ như không nghe thấy và không trả lời gì cả. Tôi tức giận về nhà gọi cho giáo viên, lúc đó mới biết con đứng cuối lớp ở mọi môn học!

Cô giáo còn nói rằng học lực của con gái tôi ở trường rất kém, trong giờ học không tập trung và luôn tỏ ra cáu kỉnh: "Bản thân bé không thích học tập và còn ảnh hưởng đến các bạn cùng lớp xung quanh, luôn nói chuyện với bạn cùng bàn".

Tôi đỏ mặt và nhanh chóng hứa rằng sau này con sẽ cải thiện thái độ học tập. Cúp điện thoại xong, tôi quay người đi tìm con gái. Con bé đang tập trung vào chơi game, nỗi thất vọng khi làm bài thi không tốt đã bị lãng quên dễ dàng như thế.

Trong lúc tức giận nhất thời, tôi lao tới giật lấy điện thoại di động, ném xuống đất và mắng con: "Sao còn có tâm trí chơi chứ? Con có biết giáo viên nghĩ gì về mình không? Con chỉ là một học sinh hư cản trở việc học của người khác mà thôi. Thật sự không thích học thì đừng học! Đi giao đồ ăn, đừng suốt ngày tiêu tiền của bố mẹ, lãng phí thời gian!".

Nhưng ai biết được, từ hôm đó, con mất hết hứng thú với việc học, thỉnh thoảng xin nghỉ phép, trốn học. Con cầm điện thoại trên tay suốt ngày, xem những đoạn video ngắn, trò chuyện và chơi game mà không nói một lời với cha mẹ. Tối cha mẹ gọi về nhà, con không thèm trả lời cuộc gọi hay tin nhắn.

Sau này, con nói với bố rằng: "Cuộc sống của con căng thẳng quá. Con không muốn đi học nữa. Con muốn đi làm để tự nuôi sống bản thân". Chồng tôi quay lại phàn nàn: "Mấy năm nay em không kiếm được nhiều tiền nên dành hết tâm sức cho con cái. Làm sao em có thể quản lý con cái như thế này, chúng phải bỏ học sao?".

Nghe xong tôi thấy tức giận và buồn bã, buồn bã trong giây lát và cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa! Tôi luôn coi mình là một người mẹ có trách nhiệm, nhưng không ngờ bây giờ con gái lại oán hận tôi đến thế, chồng tôi lại xóa sạch mọi cố gắng bao năm qua của tôi chỉ bằng vài lời nói! Tôi đã làm gì sai?

02. Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

Sau một tuần trằn trọc, tôi bắt đầu tìm giải pháp giải quyết tình trạng ngỗ ngược, không thích học tập của con. Cho đến khi gặp được cố vấn tâm lý Chu Thục Tường, những điều mà trước đây tôi không thể hiểu nổi dần dần trở nên rõ ràng.

1. Quá chú trọng đến điểm số mà bỏ qua nhu cầu nội tâm của trẻ

Trẻ vị thành niên bắt đầu thức tỉnh sự tự nhận thức. Chúng biết cha mẹ nói là đúng nhưng không muốn làm vì trong lòng chúng chống lại mệnh lệnh và không muốn bị cha mẹ thao túng. Những đứa trẻ bị tước đoạt quyền tự chủ thường dễ gặp phải các vấn đề như trì hoãn và buồn chán, từ phản kháng thụ động đến nổi loạn.

Hóa ra tôi đã quá chú ý đến tình trạng học tập của con mình và thúc đẩy con, điều này thực sự khiến con không thích học tập thêm và dẫn đến phản kháng thụ động.

2. Ra lệnh cho trẻ "ngoan" là đang kìm nén chúng

Kể từ khi con gái tôi còn nhỏ, tôi luôn yêu cầu con phải ngoan ngoãn và hiểu biết, nhưng chuyên gia nói với tôi rằng nhận thức này của cha mẹ thực ra là một sự hiểu lầm. Cách cư xử tốt của con cái thực chất là một loại đau khổ, là biểu hiện của sự tự kìm nén để hài lòng cha mẹ.

Nếu một đứa trẻ cư xử quá tốt, điều đó có nghĩa là nó đã đánh mất chính mình ở một mức độ nhất định, có nghĩa là chỉ khi cư xử tốt thì đứa trẻ mới có thể "sống sót" trong gia đình và được công nhận. Những đứa trẻ ngoan khi còn nhỏ sẽ tiếp tục ngoan khi lớn lên và không có lòng tự trọng, không có ý kiến độc lập; hoặc sẽ phản kháng bằng sự trả thù và thể hiện trạng thái đối đầu trong mọi việc. Và con gái tôi là kiểu thứ 2.

3. Sự thống trị quá mức khiến trẻ ham muốn độc lập

Tôi luôn cảm thấy trẻ con còn quá nhỏ, chưa hiểu gì, chỉ cần học cho tốt là được. Vì vậy, khi con lớn lên, tôi luôn theo sát phía sau để động viên, sắp xếp mọi việc cho con, thậm chí tôi còn thay mặt con quyết định một số việc trong cuộc sống và học tập.

Đưa ra những quyết định thay cho trẻ tưởng chừng như là vì lợi ích của con nhưng thật ra là tước đi cơ hội và quyền được trải nghiệm cuộc sống và trưởng thành từ nỗi đau của trẻ. Trong tình huống như vậy, đứa trẻ có thể sẽ bùng nổ trong im lặng.

03. Đảo ngược tình thế

"Làm thế nào để đảo ngược tình trạng không thích học tập của con gái tôi và loại bỏ hoàn toàn ý định bỏ học của cháu?" - Sau khi tôi nêu ra câu hỏi này, chuyên gia Chu Thục Tường đã dạy tôi cách thực hiện từ hai khía cạnh.

Duy trì thái độ tích cực và hiểu con bạn: Trên thực tế, dù bây giờ đứa trẻ có tiêu cực và buồn chán đến đâu thì sâu thẳm trong trái tim, nó vẫn khao khát sự tích cực. Chỉ là sau khi trẻ bước vào giai đoạn học tập, cha mẹ thường sử dụng những phương pháp giáo dục sai lầm như cằn nhằn, thúc giục, thuyết giảng,… làm kìm hãm tinh thần dám nghĩ dám làm của trẻ. Điểm học tập của trẻ càng kém thì chúng ta càng cần quan tâm đến cảm xúc tâm lý của trẻ.

Vì vậy, điều đầu tiên tôi làm trong cuộc sống hàng ngày là bảo vệ lòng tự trọng của con, để con tôn trọng chính mình, tạo điều kiện cho con cảm nhận: Con không thua kém ai, hãy để con yêu bản thân mình, nghĩ rằng con có tiềm năng học hỏi, tương lai và khả năng tạo dựng cuộc sống hạnh phúc.

Khi một đứa trẻ cảm thấy được tôn trọng, được quan tâm và hỗ trợ, nó sẽ bắt đầu tập trung vào trái tim mình và nghĩ đến việc tạo ra sự khác biệt.

Tạm thời tiếp nhận và giúp trẻ "dung hòa với việc không thích học"

Cô Chu Thục Tường đã nói một điều mà đến giờ tôi vẫn cảm động: Trẻ không hẳn thực sự muốn bỏ cuộc, có lẽ trẻ đang thực hiện động tác "ngồi dậy" và chỉ nằm xuống nghỉ ngơi một lúc để sảng khoái.

Dưới sự hướng dẫn của cô, tôi dần dần chấp nhận sự thật rằng con tôi thực sự mệt mỏi vì học tập và cần thời gian để trải nghiệm những bối rối và xung đột nội tâm, rồi kiên nhẫn chờ đợi để cho con có thời gian giải quyết tâm trạng.

Chờ đợi không có nghĩa là thụ động không làm gì cả, chúng ta nên quan sát cẩn thận và thể hiện thái độ "Bố mẹ sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt và sẽ luôn đứng về phía sau" đối với các em. Giúp trẻ giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn một cách hiệu quả và mang lại cho trẻ những phản hồi tích cực.

Tôi nhận thấy rằng sau khi tích cực thấu hiểu con mình, chúng bắt đầu cởi mở hơn và sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ cũng như những lời đề nghị của tôi. Dần dần, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng tốt đẹp.

Tình trạng của con gái tôi hoàn toàn trái ngược với quá khứ: Trước đây, tôi hàng ngày nhìn con học bài và thường rất tức giận, nhưng con thậm chí còn không thể hoàn thành bài tập một cách nghiêm túc và kết quả học tập của cháu cũng rất tệ. Giờ đây, tôi hoàn toàn tin tưởng, tích cực khẳng định, hiểu con và kịp thời chỉ ra sự tiến bộ của con.

Con như một quả bong bóng được thổi căng đầy, tràn đầy động lực mỗi ngày. Con cũng cởi mở với tôi và kể cho tôi nghe về những bất bình của mình khi bị tôi phớt lờ khi còn nhỏ.

Chỉ trong vòng vài tháng, con gái tôi đã chủ động đi học lại, chủ động chia sẻ với tôi những điều thú vị xảy ra ở trường, tình hình học tập và mối quan hệ của cháu với tôi đã được cải thiện rất nhiều. Con còn dành hết tiền Tết để mua quà cho em gái, trước đây con còn không muốn nói chuyện với em mình.

Sau thời gian tìm hiểu này, tôi nhận ra sâu sắc rằng trên con đường làm cha mẹ, chỉ có tấm lòng tốt cho con thôi thì chưa đủ. Nếu áp dụng sai quan niệm giáo dục, con cái sẽ bị tổn thương. Lúc đó, đôi khi bố mẹ nhận ra và sửa chữa đã quá muộn rồi.

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên