MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơn sốt nguồn cung đất hiếm của phương Tây bị đe dọa

09-10-2022 - 09:30 AM | Thị trường

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cuộc chạy đua của phương Tây nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc đang gặp phải khó khăn.

Chỉ số Đất hiếm MMI (Chỉ số MetalMiner hàng tháng) đã giảm thêm 4,04% trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, chưa bằng một nửa mức giảm ghi nhận trong những tháng trước đó. Điều đó cho thấy các nhà sản xuất đất hiếm vẫn đang phải chịu áp lực.

Cơn sốt nguồn cung đất hiếm bị cản trở bởi khủng hoảng năng lượng

Phương Tây tiếp tục gặp phải những khó khăn liên quan đến năng lượng trong cuộc "chạy đua" hạn chế sự phụ thuộc vào kim loại đất hiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề ngày càng trở nên khó khăn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng gấp đôi lệnh hạn chế khí đốt. Không chỉ người dân châu Âu phải gánh chịu hậu quả mà nhiều nhà máy luyện kim và sản xuất kim loại cũng đã phải đóng cửa.

Vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến năng lượng. Cuộc khủng hoảng tài chính và sản lượng công nghiệp thấp tác động mạnh đến khả năng sản xuất của quốc gia này. Trong khi đó, các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến người mua khó có được vật liệu sản xuất. Mặc dù Anh và Mỹ đang đa dạng hóa nhưng quá trình này vẫn diễn ra chậm.

Ionic Rare Earths hợp tác với Liên hợp quốc

Cơn sốt nguồn cung đất hiếm của phương Tây bị đe dọa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Gần đây, tin tức cho biết, công ty khai thác đất hiếm của Australia Ionic Rare Earths (IRE) sẽ tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc, đây là sáng kiến ​​phát triển bền vững doanh nghiệp lớn nhất thế giới. IRE đã có một công ty chi nhánh ở Belfast thuộc Vương quốc Anh, nơi tập trung vào tái chế nam châm đất hiếm. Đồng thời, công ty này cho biết sẽ nỗ lực bảo vệ quyền con người trong bối cảnh " cuộc đua đất hiếm".

Theo Giám đốc điều hành của IRE, Tim Henderson, "Nền kinh tế tuần hoàn của đất hiếm sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những năm tới. Việc thể hiện các phương thức kinh doanh bền vững sẽ tạo ra giá trị cho các bên liên quan, tác động tích cực đến sự phát triển xã hội ở Uganda và giúp các ngành công nghiệp trung hòa Carbon".

Dự án chính của công ty là ở Makuutu thuộc Uganda, được mô tả là "tương tự như các mỏ đất sét" tìm thấy ở miền Nam Trung Quốc. Đất sét này là một nguồn oxit đất hiếm rẻ và dễ tiếp cận. Ngoài ra, Makuutu tiếp tục chứng tỏ khả năng sinh lợi ngày càng tăng.

Tháng trước , MetalMiner đã báo cáo rằng các các mỏ đất hiếm của Trung Quốc ở Myanmar gây ra vấn đề lớn cho người dân địa phương. Các địa điểm này sử dụng chiến lược tiêm hóa chất tiếp tục gây ô nhiễm nguồn cung nước trên diện rộng. Các mỏ khai thác bất hợp pháp cao nằm liền kề với hệ thống sông Mali Hka và N'Mai Hka. Những con sông này và các nhánh của chúng cung cấp nước uống cho hàng triệu người. Nếu nước bị nhiễm độc có thể sẽ xảy ra kết quả vô cùng thảm khốc.

Đó là lí do vì sao Phương Tây đang phải "chạy đua" hạn chế sự phụ thuộc vào kim loại đất hiếm của Trung Quốc. Nhiều tập đoàn khai thác mỏ của Trung Quốc tiếp tục tỏ ra không quan tâm đến việc hoạt động khai thác của họ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và người dân địa phương. Khi sự tranh giành đất hiếm ngày càng gia tăng, thì những tác động tiềm tàng cũng sẽ xảy ra.

Tham khảo: Oilprice

Quỳnh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên