Condotel sẽ tiếp tục thống trị thị trường biệt thự nghỉ dưỡng tại Việt Nam
Thị trường khách sạn Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ với sự tham gia của các đơn vị quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, IHG, Marriott, Hilton, và Starwood....
- 18-08-2016Để đầu tư CONDOTEL hiệu quả, đừng bỏ qua những lưu ý đặc biệt này
- 28-07-2016Trùm BĐS "Đường bia", đại gia điếu cày Lê Thanh Thản... ầm ầm vào Đà Nẵng xây Condotel
- 17-07-2016BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng: "Cơn sốt" mô hình đầu tư Condotel có nguy cơ lệch pha
Theo đánh giá của CBRe, chính sách miễn thị thực đồng thời cũng nâng cao lượng khách du lich quốc tế đến Việt Nam lên mức 13,5% theo năm đối với thành phố Hồ Chí Minh, 39,3% theo năm đối với Hà Nội, và 39% theo năm đối với Nha Trang.
Tốc độ phát triển mạnh mẽ của thị trường khách sạn Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng. Các đơn vị quản lý khách sạn danh tiếng trên thế giới như Accor, IHG, Marriott, Hilton, và Starwood đang tiếp tục nhắm tới Việt Nam.
Ngoài ra một số các dự án có quy mô từ các chủ đầu tư lớn như Vingroup và Sun Group cũng góp phần xây dựng và phát triển các cụm du lịch ở các thành phố ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, và mới đây là Phú Quốc với gần 200 dự án được cấp phép trong năm 2015. Các chuỗi khách sạn và đơn vị quản lý khách sạn nổi tiếng như Wyndham, Holiday Inn và Pan Pacific cũng đang gia nhập thị trường Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh đang nhộn nhịp với các giao dịch mua bán khách sạn và sự gia nhập của một vài nhà đầu tư mới, trong đó đáng chú ý là việc khách sạn Duxton Hotel Saigon ở Quận 1 được chuyển nhượng và đổi tên thành Saigon Prince, khách sạn Holiday Inn & Suites Airport đang được xây dựng, khách sạn 4 sao Bay Hotel trên đường Ngô Văn Nam, Quận 1 sắp đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, Nha Trang cũng chứng kiến giai đoạn 2 của dự án Cam Ranh Riviera Beach & Resort đi vào khởi công đồng thời đón chào 1,2 triệu lượt khách du lịch, tăng 17% theo năm đối với lượng khách nội địa và tăng 39% theo năm đối với lượng khách quốc tế.
Tại Hà Nội, mảng khách sạn 5 sao vẫn tiếp tục hoạt đọngo ổn định sau khi đạt cong suất phòng trung bình 75%, là sự tăng trưởng ấn tượng so với cách đây vài năm. Trong khi đó, việc Novotel Suites Hanoi đi vào hoạt động làm tăng tổng cung của mảng khách sạn 4 sao lên 6,1% theo quý.
Ở Đà Nẵng, Chỉ số giá phòng bình quân ADR trong Q2 của khách sạn 4 sao và 5 sao tăng tương ứng 14,8% và 2,9% theo năm. Công suất của hai mảng này cũng tăng tương ứng 2,1% và 1,4% trong quý.
Về sở thích của khách thuê phòng, CBRE nhận thấy rằng khách du lịch bụi thường chuyển từ khách sạn 4 sao xuống khách sạn 3 sao có cùng chất lượng và dịch vụ nhưng với giá thấp hơn trong khi khách du lịch hạng sang chọn khách sạn 5 sao với các gói ưu đãi tốt thay vì khách sạn 4 sao.
Nguồn cung các khách sạn phục vụ khách du lịch với mục đích công việc đã và đang tăng lên cũng nhằm tới sự gia tăng nhu cầu từ khách tới các thành phố với mục đích công tác. Với việc lượng khách tới Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian tới, CBRE tin rằng công suất của các khách sạn trong thành phố sẽ vẫn giữ ở mức ổn định hoặc thậm chí tăng.
Trong tương lai, thị trường khách sạn Việt Nam sẽ chứng kiến sự sôi động của mảng khách sạn và resort 5 sao với mức tăng trưởng nhảy vọt do có thêm nhiều khách sạn 5 sao được trông đợi sẽ mở cửa ở thành phố Hồ Chí Minh cho đến năm 2017.
Trong khi Hà Nội dự kiến đón gần 1.000 phòng khách sạn 5 sao từ một số dự án như Landmark 72 vào cuối năm 2016, khách sạn Văn Miếu Mercure Hotel đang được xây dựng, Vietinbank Tower và Hilton Hanoi Westlake dự kiến mở cửa trong 2 năm tới. Tập đoàn Starwood cũng dự kiến mở thêm 6 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới trải dọc Việt Nam trong giai đoạn từ 2016 đến 2019.
Thị trường biệt thự, nhà ở nghỉ dưỡng Việt Nam chủ yếu tập trung ở Đà Nẵng, Nha Trang với hình thức condotels trở thành ưu điểm bán hàng đầy hứa hẹn. Nguồn cung condotels tăng trong Q2 2016 với 5 dự án mới chủ yếu thuộc mảng cao cấp ở Đà Nẵng và sự ra mắt của Vinpearl Beach front trên đường Trần Phú, Nha Trang, dự án duy nhất cho phép sở hữu vĩnh viễn. Giá chào trung bình cho condotel ở Đà Nẵng dao động 21,7%, giảm xuống mức còn US$2.177/m2 do có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong khi giá chào trung bình ở Nha Trang không đổi ở mức US$2.103/m2 cho mảng cao cấp.
Trong năm 2016, không có nguồn cung biệt thự nghỉ dưỡng mới nào được ghi nhận ở Đà Nẵng vì vậy mức giá chào trung bình gần như không thay đổi, ở mức $3.756/m2. Nha Trang cũng trong tình trạng tương tự, không có biệt thự nghỉ dưỡng mới ra mắt trong Q3 2016.
Về khách mua, trong khi ở Đà Nẵng các khách mua chủ yếu từ phía Bắc trong đó Hà Nội chiếm tới 75%-85%, các nhà đầu tư phía Nam dẫn đầu thị trường Nha Trang.
CBRE dự đoán condotel sẽ tiếp tục thống trị thị trường biệt thự/nhà ở nghỉ dưỡng do nguồn cung vẫn đang trên đà tăng. Đồng thời, mặc dù không có dự án biệt thự nào gia nhập thị trường trong tương lai gần, nguồn cầu đối với biệt thự nghỉ dưỡng được trông đợi sẽ được dẫn dắt bởi Việt Kiều và Châu Âu. Thêm vào đó, các dự án biệt thự hoàn thiện nhận được nhiều sự quan tâm hơn khu đất biệt thự.