Công chức vô cảm, quan liêu, hách dịch do ít phụ thuộc vào dân
Từ việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt đến nâng lương, đánh giá, khen thưởng công chức chỉ phụ thuộc vào cấp trên của mình. Công chức chỉ tiếp xúc với người dân trong vai người đến xin việc này việc kia cho nên dễ quên rằng chính những người đang có việc nhờ cậy họ giải quyết mới là những người đóng thuế để trả lương cho mình.
- 30-10-2017ĐBQH đề nghị tiếp tục xác minh tài sản ông Phạm Sỹ Quý
- 30-10-2017Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Lương hưu cô giáo 1,3 triệu sống sao được
- 30-10-2017Đề xuất hợp nhất một số Bộ
- 27-10-2017Thanh tra Chính phủ: Nhiều nơi lãnh đạo nhiều hơn cả công chức
Đó là những nhận định của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đoàn đại biểu Đà Nẵng.
Cụ thể, thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2016 ngày 30/10, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng kết quả cải cách tổ chức bộ máy tuy đã đạt nhiều kết quả nhưng còn chưa vững chắc, còn tình trạng cấp trên "ôm đồm", cấp dưới "đẩy việc" lên cấp trên và điều đó dẫn đến nhiều hệ lụy.
Hệ lụy đầu tiên là cấp trên quá tải, công việc ách tắc. Việc tất cả các địa phương, các ngành đổ dồn về trung ương để xin, trình duyệt, để được phê chuẩn tất yếu dẫn đến tình trạng "thắt cổ chai". Trong trường hợp này, chính sách một cửa không những không phát huy được tác dụng mà còn làm cho việc xếp hàng dài thêm, ách tắc nhiều thêm. Mặt khác, thói quen thỉnh thị, xin ý kiến cấp trên đang làm cho chính quyền trung ương quá tải, mà công việc của dân, của nước chậm được giải quyết. Nhiều vấn đề phát sinh ở cơ sở cũng chậm được xử lý vì thường thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Hệ lụy thứ hai là cấp dưới bị động, ỉ lại. Việc không thực hiện phân cấp làm cho nhiều cấp hành chính bị động, lúng túng trước các vấn đề phát sinh hàng ngày, không phát huy được tính chủ động và sáng tạo. Cơ chế xin phép cũng làm nảy sinh tâm lý ỉ lại, làm gì cũng đùn đẩy lên cấp trên để né tránh trách nhiệm.
Hệ lụy thứ ba là cơ chế xin - cho dễ bị lợi dụng. Trong một số trường hợp, cơ chế xin - cho là môi trường không lành mạnh, làm phát sinh tệ nạn hối lộ, tham nhũng.
Hệ lụy thứ tư là chế độ trách nhiệm không rõ ràng. Việc cấp trên giữ quyền phê duyệt nhiều việc thuộc cơ sở còn dẫn đến tình trạng trách nhiệm không rõ ràng. Nếu mỗi khi đổ vỡ, hỏng việc, cấp dưới có lá bùa hộ mệnh là phê duyệt của cấp trên, còn cấp trên có căn cứ đề nghị của cấp dưới thì rất khó quy kết trách nhiệm.
Bên cạnh đó, đạo đức công vụ và năng lực của nhiều công chức còn hạn chế. Chúng ta đã và đang cải cách thủ tục hành chính, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, đó là điều cần thiết và phải được tiếp tục đẩy mạnh. Nhưng nếu người thực hiện cải cách hành chính không đủ tâm, đủ tài thì thủ tục đơn giản mấy cũng thành khó khăn, công nghệ hiện đại mấy cũng thành vô dụng.
Đại biểu Thúy đưa ra hai hạn chế nổi bật thể hiện ở không ít công chức.
Thứ nhất, chưa ý thức được mình là công bộc của dân. Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân có không ít công chức có thái độ vô cảm, quan liêu, thậm chí hách dịch với dân là do họ ít phụ thuộc vào dân. Từ việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt đến nâng lương, đánh giá, khen thưởng công chức chỉ phụ thuộc vào cấp trên của mình. Công chức chỉ tiếp xúc với người dân trong vai người đến xin việc này việc kia cho nên dễ quên rằng chính những người đang có việc nhờ cậy họ giải quyết mới là những người đóng thuế để trả lương cho mình.
Thứ hai, công chức không thạo việc, phần lớn công chức bây giờ đều có đủ bằng cấp, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm. Nhưng thực chất trình độ của nhiều người không tương xứng với bằng cấp chứng chỉ họ có, do không thạo việc. Những công chức như vậy thường khó giải quyết được việc gì nhanh chóng cho dân và cũng ít khi tham mưu được cho cấp trên những chủ trương, chính sách đúng, do công chức thực thi công vụ không thạo việc, đồng thời giao phân cấp phân nhiệm thiếu triệt để rõ ràng nên thường xảy ra việc cấp trên làm thay việc cấp dưới, quan chức chính trị làm thay việc công chức hành chính. Tình trạng sa đà vào công việc hành chính khiến nhiều quan chức chính trị không còn thời gian để nghiên cứu quyết định các vấn đề có tầm bao quát có ảnh hưởng lâu dài. Mặt khác, vì sa đà vào công việc hành chính, quan chức chính trị không đủ thời gian xem xét vấn đề nên xẩy ra nghịch lý là người ký trình quan trọng hơn người ký duyệt, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền.
Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy có các kiến nghị:
Một là, trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cấp hành chính mà phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận trong bộ máy hành chính. Chấm dứt tình trạng cấp trên ôm việc hoặc can thiệp trái quy định vào công việc của cấp dưới và cấp dưới đùn đẩy công việc lên cấp trên.
Hai là, về lâu dài quan chức chính trị cần được dân trực tiếp bầu, hoặc ít nhất cũng phải được giới thiệu từ người dân ở cơ sở. Còn công chức hành chính phải được lựa chọn qua thi tuyển công khai. Việc dân bầu hoặc giới thiệu quan chức chính trị đối với tổ chức Đảng có thể tốn thời gian, tiền bạc hơn nhưng là cái cơ sở để đả bảo thái độ phục vụ tận tụy và sự phản ứng nhanh nhạy trước các yêu cầu của dân.
Ba là, xây dựng quy chế về đạo đức công vụ, công chức của công chức làm cơ sở để giám sát, đánh giá công chức. Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá công chức trên cơ sở sự hài lòng của người dân một cách thực chất hơn so với cách hiện nay chúng ta đang làm.
Trí Thức Trẻ
- Infographic: Những quyết định quan trọng nào đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV?
- Trung ương cắt 10.000 tỉ đồng cho các dự án chống ngập TP HCM
- Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
- Quốc hội yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại
- Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Bộ Quốc phòng sẽ giữ lại 100% vốn nhà nước tại 17 doanh nghiệp