MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nghệ nào tạo ra nét độc đáo không thể nào quên cho tòa tháp biểu tượng tại Nhật Bản?

20-12-2023 - 15:07 PM | Thị trường

Chính công nghệ trình chiếu ánh sáng cực kỳ ấn tượng của Tokyo Skytree là điểm nhấn khiến du khách đến tham quan một lần là không thể quên được.

Những công trình biểu tượng tại Nhật Bản lột xác nhờ thiết bị chiếu sáng mới

Tokyo Skytree được khởi công vào năm 2008 và đến tháng 5/2012 thì khánh thành và đi vào hoạt động.

Với chiều cao 634m, Tokyo Skytree là tòa tháp cao nhất Nhật Bản với chiều cao 634m, nằm tại quận Sumida, Tokyo. Công trình này được tạo nên từ khoảng 37.000 mảnh thép với tổng trọng lượng khoảng 36.000 tấn.

Công nghệ nào tạo ra nét độc đáo không thể nào quên cho tòa tháp biểu tượng tại Nhật Bản? - Ảnh 1.

Tokyo Skytree vào ban đêm.

Ngoài điểm đặc biệt là các bộ phận bằng thép được kết nối với nhau thông qua phương pháp hàn, Tokyo Skytree còn gây ấn tượng vào ban đêm với hệ đèn LED độc đáo do Panasonic Electric Works (PEW) – công ty thuộc tập đoàn Panasonic - cung cấp.

Đây là một hệ thống gồm 2.362 thiết bị chiếu sáng, sử dụng công nghệ LED để chiếu sáng phần đế của Tokyo Skytree. Hệ thống này được thiết kế đa sắc, có thể thay đổi cách trình chiếu theo thời điểm, vừa tiết kiệm năng lượng 43% so với các nguồn sáng thông thường vừa có thể phản hồi bật/tắt ngay lập tức qua hệ thống máy tính điều khiển.

Việc chiếu sáng một cấu trúc quy mô lớn như Tokyo Skytree chỉ bằng đèn LED được coi là tiên phong trên thế giới.

Đến năm 2020, hệ thống chiếu sáng được thay đổi gồm 2 loại Dyna Shooter (đèn chiếu điểm định vị góc cực hẹp 7 độ) và Dyna Painter (bộ đèn RGBW công suất cao với khả năng chiếu sáng ở góc hẹp, góc rộng và góc cực rộng). Việc đổi mới này giúp đảm bảo khả năng hiển thị ánh sáng từ bán kính 20km, mang lại môi trường chiếu sáng dịu mắt ngay cả khi quan sát ở cự ly gần.

Công nghệ nào tạo ra nét độc đáo không thể nào quên cho tòa tháp biểu tượng tại Nhật Bản? - Ảnh 2.

Công nghệ nào tạo ra nét độc đáo không thể nào quên cho tòa tháp biểu tượng tại Nhật Bản? - Ảnh 3.

Sân vận động Hanshin Koshien và dàn đèn LED đặc biệt ấn tượng do PEW cung cấp.

Ngoài Tokydo Skytree, một công trình biểu tượng khác cũng đã “thay da đổi thịt” nhờ hệ thống chiếu sáng của PEW là sân vận động Hanshin Koshien. Đây là sân bóng chày lớn nhất tại Nhật Bản – sân nhà của đội bóng chày chuyên nghiệp Hanshin Tigers.

Ở thời điểm ban tổ chức sân muốn chuyển sang phát sóng các trận bóng chày với chất lượng 4K hoặc 8K, SVĐ này buộc phải nâng cấp hệ thống chiếu sáng để đáp ứng khả năng hiển thị màu cực cao.

Theo PEW, 757 thiết bị chiếu sáng tại sân vận động có thể điều khiển riêng lẻ, bật/tắt và điều chỉnh độ sáng độc lập. Sau khi cải tạo, không chỉ cầu thủ dưới sân có tầm nhìn tốt hơn để thi đấu, chất lượng ghi hình tốt hơn mà hệ thống chiếu sáng này còn có tác dụng cổ vũ, tạo bầu không khí sôi động hơn trên sân.

Việc tạo ra hiệu ứng ánh sáng dạng trình chiếu hình ảnh/icon trên bảng điện bằng cách điều khiển đèn LED tại sân Hanshin Koshien cũng là điều chưa từng xuất hiện trên các sân vận động trước đây.

Năng lực của PEW đến đâu ở mảng thiết bị chiếu sáng?

Bộ phận thiết bị chiếu sáng là một trong những bộ phận quan trọng của PEW, bên cạnh bộ phận kinh doanh vật liệu xây dựng điện & năng lượng sinh hoạt.

Bộ phận này chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh các thiết bị chiếu sáng chuyên nghiệp; chiếu sáng cơ sở (văn phòng, sân bay, trường học); chiếu sáng ngoài trời (sân vận động, công viên, đường/hầm) và chiếu sáng dân cư (nhà ở, khách sạn, cửa hàng). Theo đại diện PEW, doanh số năm 2022 của mảng kinh doanh này đạt hơn 286 tỷ yen (1,99 tỷ USD).

Với các công trình lớn, đơn vị này sẽ tham gia vào dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến sau khi bàn giao gồm lập kế hoạch/thiết kế cơ bản, dựng hiện trường/đánh giá, thiết kế thi công và bảo trì.

Giống với một số mảng kinh doanh khác từ PEW, yếu tố chất lượng và sự an tâm của khách hàng là ưu tiên lớn nhất trên các sản phẩm thiết bị chiếu sáng của Panasonic, thay vì tập trung vào tính năng hoặc tối ưu giá bán. Chẳng hạn, PEW sẽ đi rất sâu vào việc nghiên cứu, phát triển để các thiết bị chiếu sáng của họ tạo ra “sự thoải mái về mặt cảm xúc” cho người sử dụng, tối ưu giá trị của không gian chiếu sáng.

Ngoài các công trình đã khẳng định được thương hiệu tại Nhật Bản như hệ thống chiếu sáng cho tháp Tokyo Skytree hay sân vận động Hanshin Koshien, đơn vị này cũng rất mạnh ở mảng thiết bị chiếu sáng cho sân bay với đại diện tiêu biểu là hệ thống chiếu sáng cho sân bay Narita (Tokyo).

Theo đại diện PEW, Việt Nam sẽ là một trong những thị trường trọng điểm của hãng cho mảng kinh doanh thiết bị chiếu sáng trong thời gian tới, bên cạnh mảng kinh doanh thiết bị điện. Trên thực tế, PEW đã có tiếp xúc với một số đối tác tại Việt Nam và sẽ sớm công bố trong thời gian tới.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên