MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực vẫn phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến đôi khi cần từ bỏ đúng lúc

06-03-2019 - 07:09 AM | Sống

Người đi làm muốn thành công, thăng tiến nhất định phải nắm rõ những quy tắc nơi công sở. Biết nhu biết cương mới nắm được cơ hội tốt nhất cho mình.

1. Hội chứng "con ếch luộc"

Nếu một con ếch được quẳng vào nước sôi, nó sẽ cố nhảy ra ngay lập tức, nhưng nếu bạn cho nó vào nồi nước lạnh và đun nóng lên từ từ, nó sẽ không nhận ra sự nguy hiểm và sẽ bị nấu đến chết.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 1.

Điều tương tự cũng đúng ở nơi làm việc. Nếu bạn cảm thấy thoải mái quá lâu trong một môi trường, bạn sẽ mất khả năng cạnh tranh. Trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ thay đổi nhanh chóng, kiến thức của bạn cần phải được cập nhật liên tục. Nếu bạn cảm thấy thoải mái và không cảm thấy lo.

Hôm nay là thời đại bùng nổ kiến ​​thức và thay đổi nhanh chóng. Kiến thức cần phải được cập nhật liên tục. Nếu mù quáng tự mãn, lười biếng và cảm thấy thỏa mãn với hiện tại, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp ở tuổi trung niên.

Cách chính để ngăn chặn "hội chứng ếch luộc" là tiếp tục giữ thái độ học hỏi tại nơi làm việc và siêng năng suy nghĩ về những vấn đề mới để có thể thoát khỏi rắc rối khi khủng hoảng xảy ra.

2. Nguyên tắc cá sấu

Nguyên tắc này bắt nguồn từ cách nuốt của con cá sấu: con mồi càng muốn phản công thì càng có lợi với con cá sấu. Giả sử bạn đang bị con cá sấu cắn vào chân của bạn, nếu như bạn muốn dùng tay để phản công lại nó thì nó sẽ cắn luôn tay và chân của bạn. Bạn càng phản công thì sẽ càng nguy hiểm.

Vì thế, nếu bạn bị con cá sấu cắn vào chân thì hãy nhớ rằng: Cơ hội sống sót duy nhất của bạn là hy sinh một chân của bạn.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 2.

Đặt trong hoàn cảnh ở nơi làm việc, điều này có nghĩa là nếu bạn thấy rằng công việc của mình không có tương lai thì bạn không nên đặt quá nhiều thời gian ở đây, nếu không điều này sẽ chỉ khiến bạn mất nhiều thời gian và công sức một cách vô ích.

Tại nơi làm việc, thời gian và năng lượng là giá trị của bạn. Trong thực tế, nhiều người làm việc trong một số các doanh nghiệp hoạt động trì trệ thường mắc lỗi như vậy. Họ nghĩ rằng bản thân không thể làm được gì khi rời khỏi vị trí đang có và bởi vậy không muốn từ bỏ những ngày tháng ổn định trong các doanh nghiệp hoạt động trì trệ.

Rốt cuộc khi công ty đó làm ăn thua lỗ và phá sản, họ buộc phải ra đi và tìm một công việc mới một cách thụ động. Đến lúc đó thì không những họ mất cả sự ổn định mà những cơ hội để có công việc tốt hơn cũng không còn nhiều để lựa chọn.

3. Hiệu ứng bầy cừu

Con cừu đầu đàn đi đến đâu, các con cừu còn lại trong đoàn sẽ đi theo đến đó. Hiệu ứng bầy đàn là một thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán, chủ yếu đề cập đến hiện tượng học tập và bắt chước của các nhà đầu tư.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 3.

Nhiều người ở nơi làm việc cũng sẽ có những hành vi như vậy. Những người mới đến nơi làm việc sẽ thường không đặt câu hỏi thắc mắc trước những điều người khác nói với họ. Theo thời gian, họ sẽ chỉ biết làm như thế vì người khác nói thế, còn nguyên nhân tại sao thì không biết.

Hậu quả là khi một tình huống mới xuất hiện, họ sẽ không biết làm thế nào để đối phó với chúng. Cho nên, đừng để mất khả năng học hỏi ở nơi làm việc. Điều bạn cần biết không chỉ là cách làm một việc mà còn cả nguyên nhân tại sao phải làm việc đó.

4. Quy tắc giữ ấm của hai con nhím

Hai con nhím lại gần nhau để chống lại cái lạnh. Nếu ở quá gần, chúng sẽ bị đâm bởi gai của đối phương; trong khi đó nếu ở khoảng cách quá xa, hiệu quả giữ ấm cho đối phương là không có. Chỉ bằng cách lựa chọn một khoảng cách phù hợp, chúng mới có thể giữ ấm cho nhau mà không bị thương.

Quy tắc của hai con nhím chủ yếu đề cập đến "hiệu ứng khoảng cách tâm lý" trong giao tiếp giữa các cá nhân, đặc biệt là tại nơi làm việc. Nếu các thành viên của một nhóm làm việc có khoảng cách quá xa, sẽ thật khó để nhóm đó có thể tập hợp được sức mạnh của các thành viên.

Song nếu như bạn duy trì khoảng cách quá gần với các đồng nghiệp, những người xung quanh có thể biết được những bí mật riêng tư của bạn và làm tổn thương bạn bằng cách tiết lộ chúng cho những người khác, thậm chí không loại trừ khả năng chúng có thể sẽ là “gót chân Asin” chống lại bạn.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 4.

Do vậy, dù bạn có quan hệ tốt như thế nào với các đồng nghiệp thì cũng đều phải nhớ tuân thủ “quy tắc giữ ấm của hai con nhím” và giữ một khoảng cách nhất định với những người xung quanh.

5. Hiệu ứng Matthew

Với những ai được trao tặng từ trước, anh ta sẽ có ngày một nhiều hơn; nhưng kẻ chẳng có gì lúc ban sơ sẽ bị tước dần đi thứ anh ta gầy dựng.

Câu nói này có thể hiểu là với những người vốn đã có ưu thế về nền tảng gia đình, môi trường giáo dục tốt, học vấn…, thì họ lại càng có nhiều khả năng nhận được những cơ may đặc biệt để thành công hơn nữa. Ưu thế vì vậy sẽ được tích tụ dần. Ngược lại, những người không có gì trong tay lại càng hay gặp trắc trở, khó khăn.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 5.

Do vậy, đừng nghĩ rằng có thể sử dụng điểm yếu và sự đáng thương của bản thân để được quan tâm chăm sóc tại nơi làm việc. Bạn càng nói "không" tại nơi làm việc thì sẽ càng có ít cơ hội hơn trong tương lai. Đây là lý do tại sao những người xuất sắc sẽ ngày càng tốt hơn, và những người tầm thường cuối cùng cũng bị loại bỏ tại nơi làm việc.

6. Quy luật đồng hồ

Bạn có thể biết được bây giờ là mấy giờ nếu chỉ có một chiếc đồng hồ. Nhưng khi sử dụng hai chiếc đồng hồ khác nhau cùng một lúc, bạn lại không thể nào xác định giờ chính xác. Hai chiếc đồng hồ không thể nói cho một người biết thời gian chính xác hơn.

Bạn không thể đặt ra hai mục tiêu khác nhau cùng một lúc trong sự nghiệp, nếu không bạn sẽ thua lỗ. Trong công việc, bạn phải xác định rõ ràng mục tiêu, không chịu sự can thiệp của người khác, đứng núi này trông núi nọ. Làm thế sẽ khiến bạn rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, dẫn đến việc gì cũng đều không làm được.

Với việc phải chọn lựa, cái gì nên bỏ thì hãy bỏ đi càng sớm càng tốt.

Công sở cũng khốc liệt như chiến trường: Có năng lực nhưng cũng phải biết giữ khoảng cách, muốn thăng tiến, phát triển lại cần đánh đổi, từ bỏ đúng lúc - Ảnh 6.

Hà Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên