Công thức hoàn hảo giúp thị trường chứng khoán Mỹ duy trì đà tăng sau khi phá đỉnh lịch sử
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư bỏ qua mặt tiêu cực và nhìn vào những yếu tố tích cực.
- 20-01-2024Bộ trưởng Tài chính Đức: Nước Đức không phải ‘người bệnh của châu Âu’, chỉ là ‘người mệt mỏi chốc lát’
- 20-01-2024S&P 500 chính thức vượt đỉnh lịch sử
- 20-01-2024Người Trung Quốc xây cầu ‘đẻ ra tiền’ khiến thế giới ngỡ ngàng: Trồng trụ bê tông cao vượt tháp Eiffel để bắc 2.000 mét thép qua vực sâu
Nguy cơ nền kinh tế giảm tốc, tình trạng bất ổn địa chính trị và náo động ở Washington cũng không khiến các trader sợ hãi. Vì không có mối đe dọa nào trong số này từng trở thành hiện thực.
Thay vào đó, tin tức nổi bật nhất là nền kinh tế Mỹ hoạt động trơn tru, lạm phát hạ nhiệt và các công ty công nghệ lớn phát triển tích cực, vượt xa mọi giả định mà thị trường đặt ra.
Chủ tịch Mitchell Goldberg của công ty tư vấn tài chính ClientFirst Strategy cho biết: “Các nhà đầu tư khó có thể tìm ra một lý do tiêu cực. Tin tức 24h rất sốt dẻo. Nhưng thực tế phần lớn trong số đó chỉ là những đồn đoán và không liên quan gì đến kinh tế và tài chính cá nhân”.
Thị trường đã hấp thụ được những luồng gió ngược cũng như xuôi chiều và đang tiến tới những kỷ lục mới. Trên thực tế, vào phiên giao dịch ngày 19/1 vừa qua, chỉ số S&P 500 đã đạt đỉnh lịch sử, nối dài đà tăng từ cuối năm 2023.
Những công ty công nghệ lớn dẫn đầu đà tăng của thị trường chứng khoán. Juniper Networks, Nvidia và Advanced Micro Device là ba công ty trong S&P 500 có cổ phiếu tăng giá cao nhất trong năm. Nguyên nhân một phần là do tâm lý lạc quan đối với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Nền kinh tế vững chắc tạo động lực
Dữ liệu kinh tế (ngoại trừ lĩnh vực sản xuất và nhà ở) hầu hết đều ổn định, đặc biệt là với thị trường lao động. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp công bố gần đây đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022 đến nay.
Nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã đẩy lùi lạc quan của các nhà đầu tư về các đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Bên cạnh đó, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ làm giảm kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Cách đây một tuần, các nhà đầu tư còn chắc chắn rằng FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3 và tiếp tục thực hiện thêm 6 đợt cắt giảm tương tự trong năm. Nhưng theo dữ liệu của CME, các trader trên thị trường tương lai hiện cho rằng khả năng cắt giảm trong tháng 3 là dưới 50%.
Chủ tịch Goldberg cho biết: “Đã có rất nhiều dự đoán lớn, táo bạo, và từng dự đoán một đều không xảy ra, hoặc họ chỉ đẩy chúng sang năm sau”.
Vững vàng qua các đợt tăng lãi suất
Quả thật, thị trường đã hoạt động tốt kể từ khi FED bắt đầu thực hiện chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất kể từ năm 1980 đến nay. Kể từ đợt tăng lãi suất đầu tiên vào ngày 17/3/2022, chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 8%. Kể từ lần tăng lãi suất cuối cùng vào ngày 27/7/2023, chỉ số này đã tăng hơn 5,5%.
Sự kết hợp giữa một nền kinh tế giảm tốc vừa phải, một FED bớt “diều hâu” hơn và một lĩnh vực công nghệ hoạt động hiệu quả hơn sẽ tạo nên công thức chiến thắng cho chứng khoán.
Lĩnh vực công nghệ hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển đột phá trong năm 2024. Và đó là điều mà thị trường chờ đợi. Sau đó là nền kinh tế. Việc thị trường lao động trụ vững trước áp lực lạm phát và lãi suất tăng mở ra cơ hội cho tiêu dùng phát huy sức mạnh trong năm 2024. Theo một cuộc khảo sát của Đại học Michigan công bố hôm 19/1, tâm lý người tiêu dùng đạt mức lạc quan nhất kể từ tháng 7/2021.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường