Công trình "thế kỷ" miền Bắc, dài hàng trăm km, được làm hoàn toàn bằng sức người
Với chiều dài trục chính gần 200 km, bao phủ một vùng đất rộng gần 2.150 km2 (gấp 2,6 lần diện tích tỉnh Bắc Ninh), đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải là công trình thuỷ lợi lớn nhất miền Bắc từ khi hoàn thành cho đến bây giờ.
- 24-10-2023Điều gì khiến Việt Nam trở thành ngôi sao sáng trong cuộc đua phát triển xuất khẩu ASEAN?
- 24-10-20232 quốc gia BRICS gật đầu ngay trước đề nghị của Việt Nam: Hàng chục 'đại bàng' đổ bộ đã thấy cơ hội vàng
- 24-10-2023Đường sắt Hà Nội đến Trung Quốc nối lục địa Á – Âu vận tốc 27km/h - nên thay thế tàu tốc độ cao?
Đại thuỷ nông Bắc Hưng - Hải là một hệ thống thuỷ lợi bao gồm kênh, đập, trạm bơm và đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát úng cho một vùng tứ giác nước được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông, và sông Luộc ở phía Nam. Mỗi khu vực, tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đều có một phần diện tích thuộc phạm vi trong tứ giác này thế nên công trình này được đặt tên “Bắc-Hưng-Hải”. Bản đồ: Hoan Minh.
Công trình thế kỷ được khởi công xây dựng ngày 1/10/1958. Tại cống Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bổ nhát cuốc đầu tiên. Trong suốt quá trình xây dựng kéo dài 7 tháng, Bác Hồ đã 3 lần đến đây thăm, động viên hàng vạn người dân đang cày đêm gánh đất, đào kênh.
Trước năm 1958, tuy vùng đồng bằng phía Bắc là vựa lúa lớn của cả nước, nhưng một phần của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương luôn phải lâm vào cảnh khó khăn. Vào mùa hạn thì khu vực này thiếu nước, đến mùa mưa thì úng lụt. Một năm chỉ trồng được một vụ lúa còn những mùa vụ khác thì bấp bênh, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên.
Chỉ trong vòng 7 tháng, đến ngày 1/5/1959, đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải đã hoàn thành với khối lượng công việc khổng lồ: Xây đúc 7.500m3 bê tông, xây lát đá 226.000m3, đào gần 3 triệu m3 đất. Do điều kiện máy móc thời đó còn thiếu thốn, phần lớn công việc được làm bằng sức người. Trên công trường, lúc cao điểm nhất có đến 30.000 nhân công.
Đại thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải lấy nước từ sông Hồng qua cống Xuân Quan và tiêu nước qua các công Cầu Xe, An Thổ… Kể từ khi hoàn thành những vùng thuộc khu vực tứ giác nước đã thoát khỏi cảnh “Chiêm khê, mùa thối” (ý chỉ vụ chiêm thì bị hạn, vụ mùa thì bị úng, là một vùng đất không thuận lợi cho việc trồng lúa). Trong ảnh là điểm đầu của hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng- Hải giao với sông Hồng.
Bên cạnh trục chính, hệ thống thuỷ lợi Bắc-Hưng-Hải còn có các nhánh nhỏ dẫn nước vào ruộng đồng. Trong ảnh là một nhánh dẫn nước vào cánh đồng ở Văn Giang, Hưng Yên phục vụ tưới tiêu cho bà con trồng lúa, cây cảnh, hoa màu. Nhờ có đủ nước tưới, năng suất cây trồng tăng cao, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng thuận lợi, thu nhập của các hộ gia đình tăng lên.
Phần đê bao ngăn sụt lún chạy dọc Bát Tràng được xây dựng để người dân nơi đây an tâm hơn mỗi khi tới mùa nước lớn, nước sông Hồng dâng cao khiến cho mực nước của sông Bắc Hưng Hải cũng lên theo. Khi xây dựng, gần 150 hộ gia đình sinh sống ở Bát Tràng đã tự nguyện di dời sang nơi ở mới. Người dân các làng lân cận khu vực công trình như Xuân Quan, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, Hưng Yên cũng đã hy sinh 150 ha lúa để nhường chỗ cho công việc đào kênh dẫn nước vào cống Xuân Quan.
Cho đến ngày nay, công trình vẫn luôn được chú ý duy tu vào bảo dưỡng, bảo trì. Theo ghi nhận vào tháng 10/2023, các hạng mục rào chắn và các cọc bê tông tường rào đang được thi công sửa chữa và thay mới nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và mỹ quan cho công trình.
Anh Giáng, người đã có hơn mười năm làm việc cho công ty Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên) chia sẻ: Mỗi một năm công trình sẽ được kiểm tra và bảo trì 2 lần trước và ngay sau mùa lũ nhằm đảm bảo an toàn cũng như ổn định về thủy lợi. Bên cạnh đó địa phận của cống Xuân Quan, được đầu tư trồng nhiều cây hoa và cây cảnh nhằm đảm bảo về tính thẩm mỹ cho công trình.
Ngược về phía Hưng Yên, chạy dọc theo bờ sông từ cống Xuân Quan, là khu hưu trí Bắc-Hưng-Hải, nơi đây đã từng là nơi ở sau khi về hưu của các cán bộ thủy lợi và các cán bộ trung cao cấp trong bộ máy trung ương bấy giờ. Ngày nay, nơi đây vẫn là nơi sinh sống của một số người đã từng tham gia xây dựng công trình thế kỷ này.
Nhịp sống thị trường