Công ty Dược lớn nhất sàn chứng khoán báo lãi thấp nhất 3 năm, cầm gần 2.400 tỷ đồng tiền mặt, chiếm một nửa tổng tài sản
Tác động kinh tế khiến doanh thu giảm sút. Bên cạnh đó, công ty đang tăng cường marketing, đầu tư phát triển các sản phẩm mới nên chi phí hoạt động tăng trong kỳ.
- 23-10-2023Shark Thủy bị NĐT tố cáo huy động vốn cam kết lãi suất lên tới 18%/năm nhưng không trả tiền
- 23-10-2023Hóa chất Đức Giang (DGC) báo lãi ròng quý 3/2023 giảm 46%, cầm gần 10.000 tỷ tiền mặt và chỉ có 1.000 tỷ đồng nợ vay tài chính
- 23-10-2023Lợi nhuận quý 3 của Phát Đạt (PDR) giảm 86% so với cùng kỳ, thù lao Chủ tịch HĐQT giảm từ 3 tỷ còn chưa đầy 500 triệu đồng
CTCP Dược Hậu Giang (DHG) vừa công bố BCTC quý 3/2023, ghi nhận doanh thu thuần 1.099 tỷ đồng - giảm 5% so với cùng kỳ. Tương ứng, lợi nhuận gộp giảm còn xấp xỉ 515 tỷ đồng, biên lãi gộp trong kỳ tiếp tục thu hẹp còn 46,9% (so với mức 49,7% cùng kỳ năm ngoái).
Chi phí quản lý, chi phí lãi vay tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế quý 3 năm nay của DHG chỉ còn 166 tỷ - giảm 37% so với quý 3/2022. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất 3 năm kể từ quý 3/2020 của “ông lớn” dược phẩm này.
Doanh nghiệp giải trình, tác động kinh tế khiến doanh thu giảm sút. Bên cạnh đó, công ty đang tăng cường marketing, đầu tư phát triển các sản phẩm mới nên chi phí hoạt động tăng trong kỳ.
Lũy kế 9 tháng, DHG ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.480 tỷ, lãi sau thuế đạt 790 tỷ, tăng lần lượt 4% và 5% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Công ty đã thực hiện được 70% kế hoạch doanh thu và gần 77% mục tiêu lợi nhuận năm 2023.
Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản DHG đạt hơn 5.989 tỷ, tăng 16% so với đầu năm. Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với hơn 2.357 tỷ đồng.
Mặt khác, hàng tồn kho ở mức 1.574 tỷ và các khoản phải thu ngắn hạn trên 656 tỷ, tăng lần lượt 26% và 19% so với đầy kỳ. Trong đó, Công ty đã trích lập 40 tỷ dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi.
Tổng nợ đi vay của DHG là 760 tỷ đồng, hoàn toàn là vay ngắn hạn từ ngân hàng. So với đầu năm, dư nợ tăng mạnh gấp 6,6 lần. Vốn chủ sở hữu xấp xỉ 4.593 tỷ.
DHG là doanh nghiệp dược lớn lớn nhất sàn chứng khoán, đồng thời là đơn vị tiên phong trong việc nới room ngoại lên 100%. Công ty chính thức trở thành công ty con của Taisho (1 công ty dược phẩm Nhật Bản nắm giữ 51% cổ phần) từ đầu năm 2019.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng DHG sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường xuất khẩu với sự hỗ trợ của cổ đông Taisho - công ty dược phẩm có thị phần lớn nhất kênh OTC tại Nhật Bản.
Cũng theo VDSC, dù tốc độ tăng trưởng nhanh trong nửa đầu 2023, nhưng thị phần kênh OTC (thuốc bán kê đơn) của DHG được dự báo giảm tốc khiến lợi nhuận tăng trưởng chậm trong nửa cuối 2023. Hiện tại phần lớn doanh thu của Công ty đến từ kênh OTC với tỷ trọng lên tới 87% hàng sản xuất.
Nhịp sống thị trường