Covid-19 bùng lên khắp toàn cầu, thế giới có đứng trước nguy cơ thiếu gạo?
Hoảng loạn mua đồ thích trữ tại các siêu thị làm dấy lên mối quan ngại về nguồn cung thực phẩm và chính phủ các nước nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo nhu cầu lương thực giá cả phải chăng cho người dân với ổn định chính trị.
- 02-04-2020Các nhà lãnh đạo nên làm gì để hỗ trợ những nền kinh tế mới nổi vượt qua khủng hoảng Covid-19?
- 02-04-2020Zoom - Hành trình từ "kẻ vô danh" tới "người hùng" tại hàng loạt quốc gia đang phong toả vì Covid-19
- 02-04-2020Ông Tập Cận Bình tháo khẩu trang đi thị sát, Trung Quốc sắp hết dịch Covid-19?
- 02-04-2020Australia cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế chống dịch Covid-19
- 02-04-2020Cách Walmart thích nghi với đại dịch Covid-19: Thuê thêm cả trăm nghìn nhân viên mới, cắt giảm quy trình tuyển dụng từ 2 tuần xuống còn 1 ngày
Đánh giá lại xuất khẩu lương thực trên toàn châu Á
Nga, Kazakhstan và Ukraine đã công bố kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mì và ở châu Á, những động thái tương tự xảy ra với gạo, loại lương thực chính của hàng tỷ người sống trong khu vực. Trung Quốc và Ấn Độ là những nhà sản xuất đồng thời cũng là nước tiêu dùng lớn nhất trên toàn thế giới.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, đã tạm ngừng ký những hợp đồng xuất khẩu gạo lớn để bảo vệ nguồn cung trong nước giữa lúc dịch bệnh hoành hành kết hợp với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương đình chỉ các kế hoạch xuất khẩu gạo trước ngày 5/4 vì nhà nước cần kiểm soát các lô hàng này để đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.
Myanamar cũng cho biết họ có thể cắt giảm xuất khẩu để tránh tình trạng thiếu hụt trong nước.
"Các nước chỉ đang hành động một cách thận trọng. Họ muốn đảm bảo rằng họ có đủ nguồn cung thực phẩm cho nhu cầu của chính quốc gia mình", ông David Dawe của Tổ chức Nông Lương (FAO) Liên Hợp Quốc, cho biết.
Các nhà nhập khẩu dường như cũng có chung những lo lắng. Philippines, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, cũng đang phân bổ hơn 600 triệu USD cho các nỗ lực đảm bảo nguồn cung lương thực. Cùng với đó, họ lên kế hoạch mua hơn 300.000 tấn gạo, có thể là thông qua các thỏa thuận mua bán với các nước Đông Nam Á khác hoặc qua Ấn Độ và Pakistan.
Trong khi đó, Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người cũng coi gạo là nền tảng chính trong chính sách an ninh lương thực kéo dài nhiều thập kỷ của nước này. Trung Quốc đã tăng giá thu mua một số sản phẩm nông nghiệp và cam kết mua số lượng kỷ lục trong mùa thu hoạch năm nay để đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho đất nước. Trung Quốc, vốn có khả năng sản xuất gạo lớn, muốn chắc chắn bảo tồn trữ lượng gạo khi đại dịch Covid-19 quét qua nền kinh tế nước này.
Thế giới có thiếu gạo?
Thực tế là không. Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang đầy gạo và lúa mì trong kho sau vụ thu hoạch với năng suất kỷ lục. Sản lượng gạo xay xát toàn cầu ước tính đạt 500 triệu tấn trong năm 2019-2020 và dự trữ toàn cầu đang ở mức cao nhất mọi thời đại với hơn 180 triệu tấn.
Không chỉ Ấn Độ có trữ lượng gạo lớn mà Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2, gần đây tuyên bố họ có đủ gạo để đáp ứng các mục tiêu xuất khẩu, ngay cả khi phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, nói rằng họ có đủ nguồn cung ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn có những tác động nhất định. "Trong ngắn hạn, giá gạo sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nó sẽ không lên quá cao. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ chứng kiến cú tăng của giá gạo mạnh như năm 2008", ông Dawe của FAO cho biết. Năm 2008, giá gạo tăng lên hơn 1.000 USD/tấn khi bối cảnh thiếu lương thực xảy ra khắp toàn cầu.
Tham khảo: Bloomberg
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19