Covid-19 có thể "thổi bay" hơn 30.000 tỷ đồng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay?
Các ngân hàng sẽ chịu tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp khá mạnh.
- 21-04-2020Vay tiêu dùng: Ngập đầu trong nợ
- 21-04-2020Gói vay trả lương lãi suất 0%: Doanh nghiệp lo khó tiếp cận
- 21-04-2020Chuyên gia lượng hoá chi phí các gói hỗ trợ nền kinh tế của ngành ngân hàng
TS Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 đến thu nhập của ngành ngân hàng.
Tính toán sơ bộ của Nhóm tác giả cho thấy thu nhập hoạt động của các TCTD năm 2020 dự báo sẽ giảm ít nhất là khoảng 30-34 ngàn tỷ đồng, tương đương giảm 20-25% kế hoạch lợi nhuận ban đầu.
Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động của ngành ngân hàng năm nay gồm cả trực tiếp và gián tiếp.
Trong đó các tác động trực tiếp do thực hiện các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, gồm: (i) giảm lãi suất 0,5-1,5% đối với dư nợ hiện hữu bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cần cơ cấu lại (theo NHNN, khoảng 2 triệu tỷ đồng); (ii) giảm lãi suất từ 1-2,5%/năm đối với cho vay mới (tổng quy mô các gói tín dụng mà các TCTD cam kết cho vay mới lên đến hơn 600 nghìn tỷ đồng); (iii) cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt; và (iv) miễn hoặc giảm phí chuyển tiền, thanh toán…v.v.
Những tác động trực tiếp trên, các chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng tổng thu nhập của các TCTD năm 2020 sẽ giảm từ 17.722 đến 21.828 tỷ đồng. Trong đó tác động từ việc giảm lãi suất 0,5-1,5% đối với dư nợ hiện hữu khoảng 11.475 tỷ đồng; giảm thu nhập do giảm lãi suất từ các khoản vay mới (gói tín dụng hơn 600 nghìn tỷ đồng) là từ 2.430 tỷ đồng đến 6.075 tỷ đồng; tác động từ việc cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt có thể khiến mức giảm thu nhập có thể lên đến 3.500 tỷ đồng; và cuối cùng việc miễn, giảm phí chuyển tiền, thanh toán có thể làm thu nhập giảm từ 317 đến 778 tỷ đồng.
Còn các yếu tố tác động gián tiếp do hoạt động kinh doanh khó khăn gồm việc giảm thu lãi do tăng trưởng tín dụng thấp và tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng. Các tác động này theo tính toán của nhóm chuyên gia có thể làm giảm khoảng 12.268 tỷ đồng thu nhập của các ngân hàng. Trong đó giảm thu nhập từ lãi do tín dụng tăng trưởng thấp sẽ vào khoảng 5.532 tỷ đồng còn việc tăng trích lập dự phòng có thể làm giảm thu nhập khoảng 6.736 tỷ đồng.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19