Covid-19: Đan Mạch phong tỏa toàn quốc, Tây Ban Nha tăng số ca chóng mặt
Đan Mạch trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Âu ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) tăng nhanh chóng ở châu lục này.
- 12-03-2020WHO chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu
- 11-03-202016 "con tàu sinh mệnh" ở Vũ Hán kết thúc nhiệm vụ: 35 ngày điều trị 12.000 bệnh nhân COVID-19
- 11-03-2020Thảm cảnh với y bác sĩ Vũ Hán tái diễn ở Italy: Nhân viên y tế tím mặt vì đeo khẩu trang, ngủ gục trên bàn vì kiệt sức
Thủ tướng Mette Frederiksen tuyên bố tất cả các trường học, đại học và nhà trẻ trên toàn quốc sẽ đóng cửa trong hai tuần để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
Các biện pháp cứng rắn mới cũng sẽ bao gồm cấm các sự kiện trong nhà có từ 100 người tham gia trở lên và cho phép các nhân viên công chức không nắm giữ vai trò quan trọng ở nhà.
Nhân viên ở lĩnh vực tư nhân cũng được khuyến khích làm việc tại nhà sau khi nước này ghi nhận 514 ca nhiễm tính đến hôm 11-3.
Thủ tướng Mette Frederiksen họp báo hôm 10-3. Ảnh: EPA
Bộ Y tế Tây Ban Nha cùng ngày công bố số ca nhiễm virus corona chủng mới gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) đã vượt mốc 2.000 cùng với 48 ca tử vong được ghi nhận, khiến nước này trở thành ổ dịch lớn thứ hai tại châu Âu sau Ý.
Thủ đô Madrid là khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất ở Tây Ban Nha, chiếm hơn ½ tổng số ca nhiễm được ghi nhận và đến nay đã có ít nhất 31 trường hợp tử vong.
Các quan chức đã nhanh chóng công bố một loạt biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, đóng cửa các trường học ở thủ đô Madr
Điều phối viên khẩn cấp của Bộ Y tế Fernando Simon dự báo có thể sẽ mất từ một đến hai tháng để ngăn chặn dịch bệnh hoặc trong trường hợp xấu nhất là lên đến 4 tháng.
Điều phối viên khẩn cấp của Bộ Y tế Fernando Simon. Ảnh: EPA
Còn tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Veran hôm 11-3 cho biết số người chết vì Covid-19 đã tăng gần 50% lên 48 và các biện pháp hạn chế mới sẽ được thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Paris ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi WHO là đại dịch, ông Veran chưa nâng phản ứng khẩn cấp của Pháp lên "Giai đoạn 3", mức cao nhất. Hiện Pháp vẫn ở giai đoạn 2 của dịch vì chưa lây lan ra cả cả nước.
Theo ông Veran, số ca nhiễm mới hôm 10-3 tăng thêm 497 nâng tổng trường hợp nhiễm Covid-19 lên 2.281 trong khi số ca tử vong là 33. Hiện 105 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Trong khi đó, Thụy Điển ghi nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19 và số ca nhiễm tại nước này đã lên đến 260.
Tính đến nay, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), tổng số ca nhiễm và tử vong trên toàn cầu liên quan đến Covid-19 lần lượt là 122.391 và 4.576.
Người Lao động
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai