Cứ 5 giây lại có 1 người được chẩn đoán bị tiểu đường, đây là 5 thói quen giúp giảm 69% nguy cơ mắc bệnh nhưng không phải ai cũng biết
Chúng ta hiểu rằng chế độ ăn uống không lành mạnh gây ra tiểu đường, nhưng những thói quen tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh thì không phải ai cũng biết.
- 05-12-2021Người có đường huyết cao sẽ có 4 dấu hiệu này trên da: Có 3/4 thì phải đi khám ngay mới mong thoát khỏi bệnh tiểu đường
- 05-12-2021Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng
Đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh đang ngày càng gia tăng trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, đến năm 2021, trên toàn thế giới có khoảng 547 người trưởng thành mắc đái tháo đường và ước tính là cứ 5 giây lại có một người được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng Khoa Nội tiết - Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
Bệnh tiểu đường có rất nhiều biến chứng, chúng ta có thể gặp biến chứng của bệnh ở tất cả các cơ quan. Ví dụ như ở tim thì có nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành... ở mắt có đục thủy tinh thể, bệnh võng mạch do tiểu đường... ở não có tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ... biến chứng ở thận, biến chứng thần kinh. Đặc biệt, người bị bệnh tiểu đường rất hay bị tình trạng nhiễm trùng như nhiễm trùng ở da, ở phổi, nhiễm nấm...
Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này càng đặc biệt đúng với bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường được công bố gần đây của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) tiến hành khảo sát, phân tích số liệu sức khỏe trên 90.029 người Trung Quốc và 321.225 người Anh cho thấy, có 5 thói quen hàng ngày giúp giảm đến 69% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà chúng ta nên làm, đó là:
1. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường không phải là hoàn toàn ăn chay, bỏ thịt đỏ hay không ăn tinh bột, tránh xa đồ ăn có đường. Điều quan trọng nhất nằm ở việc phân bổ lượng thức ăn, thời điểm ăn. Bởi vì cơ thể vẫn cần được cung cấp đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết để có thể hoạt động bình thường và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đầu tiên, hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm. Nghiên cứu cho thấy nên ăn hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần. Bên cạnh đó, cần cân đối giữa các loại thực phẩm, không nên tập trung vào 1 loại hoặc một vài loại.
Không nên ăn quá 75g thịt đỏ mỗi ngày, tránh xa thịt chế biến sẵn. Lượng tinh bột cho mỗi bữa ăn không nên vượt quá 120g, nên dùng gạo lứt thay thế cho gạo thường, hạn chế các loại tinh bột tinh chế, ăn thêm ngũ cốc nguyên hạt.
Cần bổ sung chất xơ, đa dạng rau củ, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm. Ăn đủ 3 bữa 1 ngày, ăn đúng giờ, không bỏ bữa và không nên ăn quá no vào buổi tối.
2. Kiểm soát cân nặng
Thừa cân khiến cơ thể khó sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng khỏe mạnh và tránh xa béo phì.
Đầu tiên, hãy kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 - 24,0. Thứ hai, tỷ lệ chất béo trong cơ thể của nam giới trưởng thành cần không quá 25% tổng trọng lượng cơ thể và nữ giới không quá 30%. Nếu vượt quá giá trị này, dù có chỉ số BMI bình thường thì cũng cần phải tập luyện giảm mỡ.
Ngoài ra, vòng eo cũng là 1 yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường. Hãy luôn cố gắng giữ vòng eo của bạn không vượt quá 85cm nếu là nam giới và 80cm nếu là nữ.
3. Tập thể dục, thể thao hằng ngày
Thể dục, thể thao là hoạt động tốt để duy trì lượng đường ổn định trong máu. Bởi quá trình vận động này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Không cần tập các bài thể dục quá nặng hay phức tạp, điều quan trọng là tính đều đặn. Vì thói quen tập thể dục thường xuyên làm tăng độ nhạy cảm insulin trong cơ thể nên có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để chạy bộ, đạp xe, yoga hay tập thể dục nhịp điệu, dancesport hoặc các môn tăng cường sự dẻo dai.
4. Uống đủ nước
Uống nhiều nước được chứng minh là 1 cách giúp giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Bởi khi cơ thể bị mất nước, 1 hormone được gọi là vasopressin tăng lên. Hormone này sẽ khiến cho gan giữ nước và thúc đẩy gan tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn.
Bên cạnh đó, thiếu nước gây áp lực cho gan, có thể dẫn đến giảm tiết insulin nên nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng đáng kể. Vì thế, nếu muốn ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này thì bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đừng chờ đến khi khát mới bắt đầu uống nước.
5. Không hút thuốc và hạn chế bia rượu
Hút thuốc lá càng nhiều thì càng dễ mắc tiểu đường, nhất là tiểu đường tuýp 2. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người hút thuốc lá có khả năng mắc bệnh này cao hơn 30 - 40% so với bình thường. Ngoài ra, thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tạo điều kiện cho bệnh tiểu đường tấn công.
Tương tự, uống rượu bia cũng là thói quen xấu gây ra nhiều bệnh tật, bao gồm cả tiểu đường. Tiêu thụ rượu, bia quá mức sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin, dẫn tới tăng lượng đường trong máu. Những người đã bị bệnh gan do rượu bia thường cũng sẽ bị tiểu đường hoặc không thể hấp thụ glucose nữa.
Chương trình sẽ được phát sóng lúc 20:00 thứ 3, ngày 7/12/2021, fanpage CAFEF và website CAFEF.VN.
Ngay từ lúc này, quý độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia TẠI ĐÂY. Kính mời quý độc giả đón xem!
Pháp luật và bạn đọc
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
- 1 loại quả phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và ruột hiệu quả nhưng ít người biết đến
- Việt Nam có 3 loại quả là "thuốc dưỡng thận": Ăn vào còn hạ đường huyết, bổ xương, tăng tuổi thọ hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại củ phơi khô là “thuốc trường thọ”: Dưỡng gan, bổ máu và não, còn hạ đường huyết hiệu quả