MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi

07-11-2021 - 09:17 AM | Sống

Nhìn thần thái của bà Vương, bạn không bao giờ nghĩ rằng bà là một bệnh nhân có tiền sử bệnh mỡ máu hơn 30 năm.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu là biểu hiện lâm sàng của rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Đây là một quá trình bệnh mãn tính với các triệu chứng lâm sàng phổ biến là đau thắt ngực, chóng mặt... Các triệu chứng có thể tiềm ẩn trong cơ thể đến hơn 10 năm mới phát tác ra ngoài. Lúc này nhiều người mới nhận ra mình bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Ở bệnh nhân tăng mỡ máu , do hàm lượng lipid trong máu cao nên các mảng mỡ lắng đọng ở thành trong của động mạch nhanh hơn, khi đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khi lượng máu cung cấp không đủ. Tác hại lớn nhất của lipid máu cao là cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu não.

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 1.

Độ nhớt của máu bệnh nhân tăng mỡ máu tăng cao sẽ khiến máu ở trạng thái dễ đông, và gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Thế nhưng, cũng có những người sau khi phát hiện bị mỡ máu cao đã thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt đã kiểm soát và giữ được lượng lipid máu ở mức ổn định trong nhiều năm. Trường hợp như bà Vương, 86 tuổi, ở Thẩm Dương, Trung Quốc là một ví dụ.

Trong khi nhiều người già ở tuổi của bà thường có vấn đề về thể chất, một số còn mắc bệnh mãn tính hành hạ thì bà Vương lại rất khỏe mạnh, thính lực, thị lực vẫn như hồi còn trẻ. Nhìn thần thái của bà Vương, bạn không bao giờ nghĩ rằng bà là một bệnh nhân có tiền sử bệnh mỡ máu hơn 30 năm.

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 2.

Cách đây hơn 30 năm, bà Vương biết mình bị bệnh mỡ máu trong một lần đi khám. Bà rất thất vọng bởi bà nghĩ mình đã chú ý trong ăn uống nên không thể nào lại mắc bệnh được. Sau đó, nhờ sự hướng dẫn, động viên của bác sĩ và gia đình, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn, bà Vương đã thay đổi một số thói quen, nhớ vậy mà giúp giữ lipid máu ổn định trong suốt 30 năm qua.

1. Chế độ ăn uống hợp lý

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 3.

Khi mới biết mình bị bệnh mỡ máu, bà Vương đã chia sẻ chế độ ăn uống của mình với bác sĩ. Hóa ra, bà không chỉ ăn tất cả các loại rau củ quả, không ít ngũ cốc mà còn ăn nhiều đồ ngọt và đồ chiên rán. Bác sĩ cho biết ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán sẽ làm tăng hàm lượng triglycerid và cholesterol trong cơ thể, nếu cơ thể không có nơi để tiêu thụ chúng sẽ bị tích trữ và tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ sinh ra tình trạng lipid máu cao.

Sau khi hiểu được hiểu lầm về chế độ ăn uống của mình, bà Vương bắt đầu điều chỉnh chế độ ăn uống, 3 bữa ăn hàng ngày chủ yếu ăn nhạt, tăng cường ăn nhiều rau và trái cây, cố gắng không ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, nhiều muối và nhiều đường. Bà cũng giảm ăn các thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao vì đó cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng chất béo trung tính.

2. Tập thể dục 1 giờ mỗi ngày

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 4.

Sau khi biết mình bị bệnh mỡ máu, bà Vương nhất định duy trì việc đi ngủ đúng giờ và dậy sớm hàng ngày. Bà thường thức dậy lúc 6 giờ sáng bất kể mưa gió, bắt đầu chạy hoặc đi bộ trong sân. Cũng có hôm bà tập Thái cực quyền, tập kiếm pháp cùng bạn bè, sau đó về nhà tắm rửa, ăn uống.

Nửa giờ sau bữa tối, bà cũng đi dạo với bạn bè, sau đó nhảy vài điệu nhảy cho người già để hoạt động thể chất và cải thiện trí lực.

Muốn giảm mỡ máu, hãy thêm một số thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày

Bệnh mỡ máu còn được gọi là "bệnh nhà giàu", điều này đủ thấy mối liên hệ mật thiết giữa nó với một số thói quen ăn uống. Ngày nay, để điều trị bệnh mỡ máu, người ta đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc "nội quy" trong chế độ ăn uống. Theo Giáo sư Trần đến từ Bệnh viện Đồng Tế, Thượng Hải, một số thực phẩm sau đây có thể giúp ngăn ngừa mỡ máu cao rất tốt.

1. Hành tây

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 5.

Hành tây có chứa prostaglandin A và các thành phần khác, có thể giúp giãn nở chức năng mạch máu và giảm áp lực cao trong ống, đồng thời có tác dụng điều chỉnh tốt quá trình chuyển hóa lipid và tuần hoàn nội tạng trong cơ thể.

Ăn hành tây một cách thích hợp có thể giúp giảm lipid máu. Tuy nhiên, do hành tây chứa ít hoạt chất nên đối với bệnh nhân tăng mỡ máu, tác dụng giảm lipid máu không thể đạt được chỉ bằng cách ăn hành tây mà phải bổ sung cùng các thực phẩm hoặc thuốc khác.

Và đối với một số bệnh nhân bị yếu đường tiêu hóa thì không nên ăn quá nhiều hành vì loại thực phẩm gây kích thích này hiển nhiên sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, nếu tiếp xúc quá nhiều chắc chắn sẽ khiến dạ dày bị tổn thương nặng hơn.

2. Nấm hương

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 6.

Để hạ lipid máu, nấm hương là một lựa chọn tốt, nấm hương có chứa các chất axit nucleic, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó đạt được hiệu quả hạ lipid máu.

3. Rong biển

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 7.

Một số bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu muốn ổn định lượng lipid trong máu có thể thử một số món canh trứng rong biển, chẳng hạn như canh trứng rong biển, không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nó chứa magiê và các thành phần khác, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và bài tiết cholesterol, vì vậy có thể có tác dụng hữu ích trong việc giảm mức lipid trong máu.

Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi - Ảnh 8.

Theo XT

Pháp luật & bạn đọc

Trở lên trên