Cụ ông 72 tuổi thú nhận: "Lần lượt đến ở nhà các con, cuối cùng tôi đã hiểu về già nên nương tựa vào ai"
Khi đã tìm ra được người đáng tin nhất, những năm tháng về già chúng ta mới có thể hưởng phúc, sống an nhàn đến cuối đời.
- 17-02-2024Được hỏi “Con gái ly hôn có thể về nhà cha mẹ đẻ đón Tết không?”, câu trả lời của cụ ông 75 tuổi khiến dân mạng dậy sóng
- 15-02-2024Cụ ông sống thọ 115 tuổi nhờ 1 môn thể thao, không phải đi bộ hay bơi lội
- 12-02-2024Tại sao dù giàu có đến đâu, cha mẹ cũng không nên nói với con cái? Cụ ông 70 tuổi kể ra 4 điều, ai cũng gật gù không thể phản bác
Trong cuộc hành trình của cuộc đời, tất cả chúng ta đều phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn và quyết định. Một trong những quyết định khó khăn nhất đó là trải qua những năm cuối đời như thế nào.
Đây là vấn đề mà không ai trong chúng ta có thể tránh khỏi, đồng thời cũng là thực tế mà ai cũng phải đối mặt. Một cụ ông 72 tuổi, sống tại Quảng Đông, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện thật của bản thân.
Ông lão họ Lý, là một công nhân đã nghỉ hưu bình thường. Ông đã dành 2/3 cuộc đời của mình cho công việc. Giờ đây khi về già, cơ thể của ông dần xuất hiện những vấn đề. Các con của lão Lý đã lập gia đình, có cuộc sống và công việc riêng nên không thể chăm sóc ông toàn thời gian. Vì vậy, họ quyết định thay nhau chăm sóc cha, mỗi người sẽ chăm ông một tháng.
Lúc đầu, ông Lý rất hạnh phúc vì điều này. Ông cảm thấy vất vả cả đời nuôi con, về già cuối cùng cũng được trông cậy. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, lão Lý phát hiện ra lối sống này không phù hợp với mình. Ông phải chuyển đến những ngôi nhà khác nhau và cần phải thích nghi với môi trường mới mỗi khi đến sống cùng một người con. Hơn nữa, các con của ông đều có công việc và cuộc sống riêng, không thể bầu bạn với ông.
Sau một vài lần chuyển nơi ở, ông Lý bắt đầu suy ngẫm: Về già thì nương tựa vào ai? Ông nhận thấy nhiều người lớn tuổi cũng đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự. Cuối cùng lão Lý cũng hiểu ra: Con người về già thì phải dựa vào chính mình. Cha mẹ ai cũng mong về già được con cái báo hiếu, nhưng thực tế là không thể trông cậy quá nhiều vào họ.
Quan điểm của ông Lý được nhiều người ủng hộ. Một số người cho rằng người cao tuổi nên có cuộc sống, mối quan hệ xã hội và mục tiêu riêng. Bằng cách này, những người như ông Lý có thể thực sự tận hưởng cuộc sống và nhận ra giá trị bản thân.
Tuy nhiên, chọn cách sống độc lập không có nghĩa là cha mẹ không cần con. Cổ nhân có câu: "Mệnh do mình tạo, phúc tự mình cầu". Con cái cũng có cuộc sống riêng của chúng nên không nhất thiết phải sống cùng nhau.
Để có thể sống độc lập, trước khi bước vào tuổi già, mỗi người cần tự chuẩn bị cho mình 2 điều sau.
1. Tự chủ chỗ ở
Về già, nhiều người thường có xu hướng “bán nhà về ở với con cái” để bớt cô đơn và được con cháu chăm lo tốt hơn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là lựa chọn sai lầm nên người già cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Nguyên nhân là vì giữa người trẻ và người lớn tuổi luôn tồn tại khoảng cách thế hệ, có nhiều điểm khác biệt trong lối sống và thói quen sinh hoạt. Do đó, khi sống chung dưới một mái nhà, giữa họ sớm muộn cũng sẽ nảy sinh mâu thuẫn hoặc sống không được thoải mái.
Vì vậy, dù con cái hiếu thuận tới đâu, người già cũng nên có một căn nhà cho riêng mình. Việc này giống như “chừa cho mình đường lui”. Nếu một ngày, khi cảm thấy không hạnh phúc khi sống với con cái, họ vẫn sẽ còn nơi để trở về và có một không gian thoải mái, thực sự thuộc về mình.
2. Tự chủ tài chính
Trong cuộc đời, dù thương con cái đến đâu thì ở những năm tháng xế chiều, người già cần phải học cách để cho bản thân một đường lui. Trong đó, tài sản của họ được xem như một pháp khí giúp an hưởng tuổi già vô cùng hiệu quả. Nguyên nhân là vì khi bạn tự chủ được tài chính, bạn sẽ không cần phải sống phụ thuộc quá nhiều vào con cháu và hạn chế được nhiều rủi ro có thể sẽ xảy ra. Hơn nữa, người già càng có nhiều tài sản thì con cháu càng kính nể và làm chủ được cuộc sống của mình.
Đặc biệt, có một điều người già cần lưu ý đó là dù có nhiều tài sản đến đâu, họ cũng không nên giao tài sản của mình cho con cái quá sớm. Bởi làm như vậy chẳng khác nào họ chủ động cho con cái mình một cuộc sống dễ dàng và tự đặt mình vào thế bị động. Bên cạnh đó, việc giao tài sản lại cho con cái quá sớm cũng có thể là nguồn cơn khiến không ít trường hợp tình anh em trong nhà tan nát vì tranh giành tài sản của cha mẹ để lại.
Trong cuộc sống này, không phải con cái mà bản thân mình mới là chỗ dựa vững chắc nhất. Dựa núi núi sẽ đổ, dựa người người sẽ chạy. Do đó, trước khi đến tuổi xế chiều, mỗi người hãy chuẩn bị cho mình một khoản tài chính thật vững chắc. Có vậy, họ mới có thể giống như cây cổ thụ luôn trụ vững giữa đời dù cuộc sống có giông tố ra sao. Từ đó, bản thân mới có thể có một tuổi già an nhàn, hạnh phúc.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật