Cuộc sống nửa đời sau có viên mãn hay không phụ thuộc vào 8 ĐIỀU này: Người sau 50 tuổi nên thực hiện càng sớm càng tốt!
Đi quá nửa đời người, nếu bạn vẫn chưa “giác ngộ" được những việc này, tương lai về sau chắc chắn sẽ chịu nhiều thiệt thòi.
- 31-05-2024Chồng qua đời để lại 1,5 tỷ nhưng dặn kỹ “Đừng nói cho con trai”, sau khi lâm bệnh nặng tôi mới hiểu sự khổ tâm đằng sau
- 30-05-2024Ăn thịt nhiều khiến tuổi thọ ngắn hơn? Bác sĩ nhấn mạnh: Trên 55 tuổi, có 3 loại thịt "đặc biệt" nên ăn nhiều mới tốt
- 21-05-2024Có lương hưu cao, 3 tỷ tiền tiết kiệm và 1 căn nhà nhưng tôi sống không vui: Nhìn sang nhà hàng xóm ít tiền mà chỉ biết ước
Chúng ta phấn đấu cả đời mở rộng mối quan hệ và hướng ra ngoài, nhưng sau khi nghỉ hưu, con người sẽ tìm về bên trong để có được điểm tựa. Nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian để đến khi nghỉ hưu mới bắt đầu hành trình này. Do đó, người có tầm nhìn xa là người biết lập kế hoạch cho cuộc sống trong những năm cuối đời theo những thay đổi của tuổi tác và thời đại.
Dưới đây là 8 điều sẽ quyết định cuộc sống nửa đời sau của một người có viên mãn hay không, người sau 50 tuổi biết càng sớm càng hường lợi.
1. Duy trì tiết kiệm tiền
Chúng ta đã dành cả cuộc đời sống để kiếm tiền và tích lũy tài sản. Tuy nhiên, nên nhớ rằng: "Tiêu tiền thì dễ, tiết kiệm tiền mới khó".
Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần tập thói quen tiết kiệm, người già càng phải tiết kiệm để chuẩn bị tâm thế cho những tình huống bất ngờ có thể xảy đến trong cuộc sống nửa đời sau.
Sinh-lão-bệnh-tử là quy luật không thể tránh khỏi và cũng không ai đoán trước được. Lúc này tiền tiết kiệm chính là thứ vũ khí có thể "biến nguy thành an", đảm bảo cho cuộc sống được an toàn và thảnh thơi.
2. Giữ công việc ổn định để an toàn nghỉ hưu
Từ góc độ thực tế, cuộc sống trước và sau khi nghỉ hưu thật sự rất khác biệt. Những người già có tiền tiết kiệm nhưng không có tiền hưu trí vẫn chưa an toàn. Có lương hưu cũng giống như "có thêm đôi cánh", không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt sau này.
Sau năm mươi tuổi, chúng ta cần cân nhắc làm thế nào để duy trì công việc ổn định và an toàn nghỉ hưu. Nên bắt đầu bằng cách làm việc thật chăm chỉ ở hiện tại.
Trong công việc, hiếm ai có thể hài lòng tuyệt đối mà luôn có những điều bất như ý xảy đến cho dù bạn làm công việc gì và làm ở đâu. Vì vậy, giữ thái độ tích cực là điều vô cùng quan trọng.
3. Dạy con cái trưởng thành
Cha mẹ nào cũng yêu con, sợ con chịu khổ, thậm chí nhiều người còn không nỡ để con đụng tay vào việc gì. Họ chuẩn bị sẵn nhà, xe, thậm chí để lại khối tài sản để con chỉ việc thừa kế. Nhưng thử nghĩ xem, nếu một đứa trẻ lớn lên quá đủ đầy, vậy thì chúng còn gì để phấn đấu nữa?
Cha mẹ có tầm nhìn xa đầu tư cho con hành trang để đối mặt với những thử thách của cuộc sống, tạo cơ hội để con phải tự lập và tạo dựng cuộc sống của riêng mình. Đó mới là thứ tài sản quý giá nhất mà cha mẹ có thể để lại cho con cái.
4. Trân trọng bạn đời
Dành thời gian chăm sóc, quan tâm và tôn trọng người đồng hành trong cuộc sống - người vợ/chồng của bạn. Một mối quan hệ vợ chồng bền chặt, tràn đầy tình yêu thương sẽ mang lại nguồn an ủi, hỗ trợ to lớn khi bạn bước vào giai đoạn nửa đời sau.
Đến cuối cùng, người đi cùng ta đến cuối đời không phải bố mẹ hay con cái mà chính là người bạn đời. Vì vậy, hãy nhận lỗi nếu có lỗi, chủ động làm hòa, từ bỏ nhiều cuộc vui vô bổ và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Đây đều là những cách đơn giản nhưng sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn trở nên tốt hơn rất nhiều.
5. Phấn đấu có ngôi nhà thuộc về mình
Phiêu bạt nửa đời người đến cuối đời ai cũng chỉ mong có một mái ấm. Bạn có thể cải tạo lại ngôi nhà ở quê hương thành mái ấm khi về già, hoặc nếu điều kiện tốt hơn, hãy phấn đấu có một ngôi nhà nhỏ ở thành phố.
Nhưng nhất định phải có một nơi ổn định để ở, đừng để đến lúc nghỉ hưu mới phát hiện mình không biết phải đi đâu về đâu.
Suy cho cùng, con cái phải xây dựng tổ ấm của riêng mình. Sống chung với con cái không thể tránh khỏi những mâu thuẫn nảy sinh do khoảng cách thế hệ. Tốt hơn hết là có mái nhà của riêng mình để tận hưởng cuộc sống những năm tháng cuối đời trong thảnh thơi.
6. Chăm sóc cha mẹ và truyền lại truyền thống gia đình
Sau 50 tuổi, nhiều người canh cánh nỗi lo liệu con cái có hiếu thảo với mình không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta đối xử với thế hệ trước trong gia đình.
Dành thời gian chăm sóc, hỗ trợ cha mẹ khi họ già yếu là một trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của người con. Bằng cách làm gương cho con cái về sự hiếu kính với cha mẹ, những người lớn có thể trao truyền truyền thống tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đó là một truyền thống tốt đẹp của gia đình, mỗi thế hệ có thể yêu mến thế hệ trước và giáo dục thế hệ sau.
7. Tập thể dục, giữ sức khỏe và hạnh phúc
Nếu có sức khỏe tốt, bạn sẽ không phải lo lắng về cuộc sống ở tuổi bảy mươi hay tám mươi. Việc chăm sóc sức khỏe tốt sau tuổi nghỉ hưu rất quan trọng, giúp chúng ta tận hưởng trọn vẹn niềm vui tuổi già, vừa không trở thành gánh nặng của con cái.
Sau năm mươi tuổi, cơ thể có xu hướng suy nhược nên chúng ta nên hạn chế làm việc quá giờ, đặc biệt tránh thức khuya và dùng chất kích thích...
Hãy phát triển những thói quen tốt và nâng cao tính kỷ luật tự giác trong việc rèn luyện thể chất, bạn sẽ cảm nhận được mùa xuân mới chớm nở ở nửa sau cuộc đời.
8. Giao tiếp xã hội vừa phải và duy trì kết nối
Sau 50 tuổi, chúng ta phải ngừng lại việc giao lưu vô bổ và tập trung vào những mối quan hệ chất lượng. Giữ mối liên hệ tốt đẹp với người thân, bạn bè thân thiết sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống nửa đời sau thú vị hơn.
Người thân trong gia đình nên chủ động giữ liên lạc, trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhau trong những năm tháng cuối đời. Ngày nay, với hỗ trợ của công nghệ và các thiết bị liên lạc, việc kết nối với nhau cũng dễ dàng hơn. Hãy duy trì điều đó.