Cựu nhân viên 12 năm của Google “bóc mẽ” sự thật bẽ bàng: Văn hóa công ty đi từ ‘thiên đường’ sang nghiệt ngã, sa thải 12.000 người chưa phải điều tệ nhất
Google vốn là một công ty nổi tiếng hàng đầu thế giới. Vì vậy việc được làm tại công ty này chính là điều nhiều người mong muốn và ao ước. Thế nhưng có vẻ không phải người trong cuộc nào nghĩ vậy. Điển hình là trường hợp của Claire Stapleton - cựu nhân viên Google - người có nhiều ấn tượng không tốt với công ty.
- 20-02-2023Bị sa thải cùng 12.000 nhân viên sau 8 năm cống hiến, quản lý Google nhanh trí lập công ty mới dù ‘siêu rủi ro’: Dám làm là cần thiết nhưng cần thêm 1 điều này
- 15-02-2023'Lo sốt vó' trước sự bành trướng của ChatGPT, sếp Google chân thành căn dặn mọi người hết sức cẩn thận vì A.I dễ nói láo
- 13-02-2023Sai lầm kinh điển biến Google thành ‘Yahoo thứ hai’: Vị thế gã khổng lồ lung lay vì chậm chân, nguy cơ hứng chịu số phận nghiệt ngã
Khi chia sẻ với The New York Times, Claire Stapleton khẳng định công ty đã dần tồi tệ sau 12 năm cô gắn bó. Vì thế, trải nghiệm từ “thiên đường” sang nghiệt ngã của cựu nhân viên Google này gây chú ý mạnh mẽ.
Một dạng “thao túng văn hóa”
Gia nhập Google vào năm 2007, Claire Stapleton từng nghĩ đây là một môi trường hoàn hảo để mình cống hiến và phát triển. Cô luôn có cái nhìn tốt đẹp về phía công ty và tin chắc rằng sự chuyên nghiệp ở Google sẽ làm mình hài lòng. Tuy nhiên, sau này những ấn tượng đẹp đẽ của Claire Stapleton về công ty lại ít dần đi, để lại những suy nghĩ khác.
Google làm cựu nhân viên vỡ mộng. Ảnh: Getty Images
Chia sẻ với tờ Times, cựu nhân viên Google tiết lộ: “Tôi thật sự giống như một người cổ vũ công ty hết mình. Tôi nghĩ đó là một nơi làm việc lý tưởng”. Tuy nhiên cựu nhân viên này vỡ mộng khi thấy cách công ty đối xử với những người thầu như “công dân hạng 2”. Dần dần, Stapleton cảm thấy việc đến văn phòng là điều vô nghĩa và coi các đặc quyền của văn phòng đặc trưng như sự “thao túng văn hóa”.
Người phụ nữ từng gắn bó 12 năm với gã khổng lồ công nghệ cũng khẳng định rằng cô không chấp nhận được nét văn hóa ấy. “Văn hóa có thể điều khiển chuẩn mực và điều khiển người lao động. Cho người lao động nhiều đặc quyền xa hoa để đạt những gì họ muốn, thậm chí làm người ta phải cống hiến nhiều hơn” - Stapleton trải lòng.
Biểu tình vì quấy rối, sốc nặng với “làn sóng sa thải”
Gắn bó với Google nhiều năm, Claire Stapleton đã chứng kiến rất nhiều mặt sáng - tối của công ty. Vào năm 2018, chính người phụ nữ này cũng đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình cho 20.000 nhân viên phản đối việc công ty xử lý các cáo buộc quấy rối tình dục. Chia sẻ với tờ Times, Stapleton khẳng định thời điểm đó những gì cô làm đã mang tới kết quả tích cực.
Chứng kiến việc 12.000 nhân viên Google bị sa thải vào tháng 2 năm nay, Stapleton càng cảm nhận được sự nghiệt ngã của đế chế này. Người cũ của công ty bày tỏ sự bất ngờ trước việc quá nhiều người thất nghiệp do các ông lớn cắt giảm. “Tôi cảm thấy sốc khi những người nghỉ sinh con hay nghỉ thương tật bị sa thải” - cô nói.
Google sa thải 12.000 nhân viên đầu năm 2023. Ảnh: Internet
Nhân viên cũ của Google không ngần ngại nhận định rằng đây là cách giải quyết “tàn ác” với mọi người lao động. “Làn sóng sa thải” của Google vào tháng 2 năm nay khiến nhiều người sốc nặng và bàng hoàng. Đặc biệt, những người trong cuộc lại càng không giấu được sự hoang mang và khó có thể bình tĩnh khi bị “bay việc” bất ngờ.
Chia sẻ với Business Insider, nhiều người cho biết họ như bị “một cú tát vào mặt” và khó ổn định tâm lý sau khủng hoảng này. Trong giai đoạn công ty sa thải, nhân viên chỉ được nhận thông báo nghỉ việc qua email cá nhân và không hề có lý do cụ thể. Các nhân viên xôn xao và thậm chí còn phải hỏi nhau xem đồng nghiệp có bị sa thải hay không.
Về vấn đề này, đại diện Google không chia sẻ gì nhiều. Đứng trước thực trạng hàng loạt ông lớn công nghệ như Google, Amazon, Microsoft… đều cắt giảm nhân sự, người lao động khó có thể bình tĩnh và tránh được cơn khủng hoảng tâm lý.
Theo Business Insider
Thể thao & Văn hóa